|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Mô hình Hersey-Blanchard (Hersey-Blanchard Model) là gì?

17:45 | 20/12/2019
Chia sẻ
Mô hình Hersey-Blanchard (tiếng Anh: Hersey-Blanchard Model) cho rằng không có phong cách lãnh đạo duy nhất nào tối ưu; và khuyến khích các nhà lãnh đạo điều chỉnh phong cách điều hành tùy theo nhân viên và năng lực nhân viên.
Hersey-Blanchard Model

Hình minh họa

Mô hình Hersey-Blanchard

Khái niệm

Mô hình Hersey-Blanchard còn được gọi là mô hình hoặc thuyết lãnh đạo tình huống, trong tiếng Anh là Hersey-Blanchard Model hay Situational Leadership Model/ Theory.

Mô hình Hersey-Blanchard cho rằng không có phong cách lãnh đạo duy nhất nào tối ưu hơn phong cách lãnh đạo khác. Thay vì tập trung vào các yếu tố nơi làm việc, mô hình này khuyến khích các nhà lãnh đạo điều chỉnh phong cách điều hành tùy theo nhân viên và năng lực nhân viên.

Theo mô hình Hersey-Blanchard, sự lãnh đạo thành công có mối liên quan tới cả nhiệm vụ và cá mối quan hệ. Đây là một phong cách thích ứng, linh hoạt, theo đó các nhà lãnh đạo được khuyến khích cân nhắc tới nhân viên dưới quyền - dù là cá nhân hay một nhóm -  sau đó xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường làm việc trước khi chọn cách họ sẽ lãnh đạo. Điều này đảm bảo sẽ đảm bảo cho các nhà quản lí đạt được mục tiêu của họ.

Mô hình Hersey-Blanchard và các phong cách lãnh đạo

Theo mô hình, các phong cách lãnh đạo mà các nhà quản lí có thể dùng là:

Phong cách ủy quyền: kiểu lãnh đạo tạo ra ít gắn kết trong công việc và mối quan hệ,theo đó người lãnh đạo cho phép nhóm chịu trách nhiệm về các quyết định quan hệ. Phù hợp nhất với những nhân viên có độ trưởng thành cao ( cá nhân có năng lực tốt và tự tin, có kinh nghiệm và có thể tự làm việc tốt).

Phong cách tham gia: Một phong cách gắn kết ít về nhiệm vụ nhưng chặt chẽ về mối quan hệ, nhấn mạnh chia sẻ các ý tưởng và quyết định. Các nhà quản lí sử dụng phong cách tham gia thường áp dụng nó với những nhân viên có năng lực nhưng không đủ tự tin, hoặc đủ tự tin nhưng không muốn nhận nhiệm vụ được giao.

Phong cách bán hàng: Đề cập đến phong cách gắn kết cao trong cả công việc và mối quan hệ, trong đó nhà lãnh đạo cố gắng bán ý tưởng của mình cho nhóm bằng cách giải thích các hướng thực hiện nhiệm vụ một cách thuyết phục. Phong cách này cũng được áp dụng với các nhân viên giống với phong cách tham gia.

Phong cách kể chuyện: phong cách gắn kết nhiều về công việc, nhưng không gắn kết về mối quan hệ, trong đó người lãnh đạo đưa ra những định hướng rõ ràng và giám sát công việc chặt chẽ. Phong cách này là hướng đến những nhân viên chưa đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ nhưng rất nhiệt tình.

Ưu điểm và nhược điểm của mô hình Hersey-Blanchard

Mặc dù mô hình lãnh đạo này có thể đúng trong lí thuyết, nhưng không hẳn là đúng trong mọi tình huống. 

Một số lợi thế của việc sử dụng phong cách lãnh đạo thích ứng là các nhà lãnh đạo có thể thay đổi phong cách của họ bất cứ lúc nào. Thứ hai, nhân viên có thể thích một nhà lãnh đạo biết thích nghi với những thay đổi trong lực lượng lao động. 

Đây cũng là một phong cách lãnh đạo đơn giản và dễ áp dụng, có nghĩa là người quản lí có thể nhanh chóng đánh giá một tình huống và đưa ra quyết định khi anh ta hoặc cô ta thấy phù hợp.

Mặt khác, phong cách lãnh đạo theo tình huống có thể đặt quá nhiều trách nhiệm lên người quản lí, dù cho họ có thể sai lầm. Mô hình này cũng có thể không áp dụng được trong nhiều văn hóa khác nhau. Mô hình này cũng có thể ưu tiên các mối quan hệ và nhiệm vụ, trái ngược với các mục tiêu dài hạn của công ty.

(Theo investopedia)

Giang

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.