|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Thước đo đồng nghiệp kém được ưa thích nhất (Least-Preferred Coworker Scale - LPC Scale) là gì?

17:33 | 20/12/2019
Chia sẻ
Thước đo đồng nghiệp kém được ưa thích nhất (tiếng Anh: Least-Preferred Coworker Scale, viết tắt: LPC Scale) xác định liệu phong cách lãnh đạo của một cá nhân là theo định hướng mối quan hệ hay định hướng nhiệm vụ.
Least-Preferred Coworker Scale

Hình minh họa

Thước đo đồng nghiệp kém được ưa thích nhất

Khái niệm

Thước đo đồng nghiệp kém được ưa thích nhất trong tiếng Anh là Least-Preferred Coworker Scale, viết tắt là LPC Scale.

Thước đo đồng nghiệp kém được ưa thích nhất (thước đo LPC) được phát triển bởi học giả người Mỹ Fred Fiedler, xác định liệu phong cách lãnh đạo của một cá nhân là theo định hướng mối quan hệ hay định hướng nhiệm vụ.

Thước đo LPC yêu cầu một người đánh giá một cá nhân mà họ không muốn làm việc cùng - kiểu đồng nghiệp ít được ưa thích nhất -  bằng cách sử dụng 18 đến 25 tiêu chí. Mỗi tiêu chí có 8 xếp hạng, tính từ 1 đến 8. 

Điểm LPC sau đó được tính bằng cách tính tổng điểm của tất cả các tiêu chí. Điểm số LPC cao cho thấy rằng cá nhân là một nhà lãnh đạo định hướng mối quan hệ. Điểm LPC thấp cho thấy một nhà lãnh đạo định hướng nhiệm vụ.

Thước đo LPC giả định rằng những người có phong cách lãnh đạo theo định hướng mối quan hệ có xu hướng mô tả các đồng nghiệp kém ưa thích nhất của họ theo cách tích cực hơn, trong khi những người có phong cách theo hướng nhiệm vụ đánh giá họ tiêu cực hơn.

Ví dụ về thước đo LPC

lpc

Hình minh họa. Nguồn: "Lí thuyết về lãnh đạo hiệu quả" bởi F.E. Fiedler

Áp dụng thước đo LPC

Mô hình được trình bày theo thước đo thể hiện quan niệm rằng không có phong cách lãnh đạo duy nhất nào là hoàn hảo hay lí tưởng, vì nhu cầu cho từng phong cách thay đổi tùy theo hoàn cảnh và bối cảnh. 

Ví dụ, một nhóm bao gồm các chuyên gia cựu, thành thạo trong các nhiệm vụ họ cần làm có lẽ nên được áp dụng phong cách lãnh đạo theo định hướng mối quan hệ. Nhóm này không cần cách tiếp cận mạnh tay bao gồm các hướng dẫn nghiêm ngặt để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ; khác với một nhóm ít kinh nghiệm hơn.

Tuy nhiên, nhóm chuyên gia trên có thể cần một lãnh đạo theo định hướng nhiệm vụ, nếu hạn chót để họ hoàn thành mục tiêu là khá ngắn, hoặc nếu có một số mốc mục tiêu khó đạt được.

Nếu nhóm được tạo thành từ cả các chuyên gia cựu và nhân viên chưa được đào tạo, nhu cầu tình huống của mục tiêu có thể đồng nghĩa với việc phong cách lãnh đạo có thể thay đổi tùy theo thời điểm hoặc số người cần được hướng dẫn.

Triển vọng của tình huống cũng đóng một vai trò trong phong cách lãnh đạo được sử dụng. Mối quan hệ lãnh đạo - thành viên là một thước đo về mức độ ảnh hưởng và niềm tin tồn tại giữa nhóm và nhà lãnh đạo. 

Nếu mối liên kết này yếu, có thể nói rằng vị thế quyền lực của người lãnh đạo là yếu trong nhóm; và có thể bị ảnh hưởng bởi vị thế quyền lực của người lãnh đạo trong tổ chức.

Sức mạnh và quyền hạn mà một nhà lãnh đạo có để chỉ đạo nhóm làm việc có thể được mô tả là mạnh mẽ, có nghĩa là người lãnh đạo có quyền kiểm soát rõ ràng để đảm bảo các nhiệm vụ được tuân thủ. Nếu ngược lại thì người lãnh đạo sẽ có ít khả năng kiểm soát nhóm hơn.

(Theo investopedia)

Giang

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.