|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Mô hình DAGMAR (DAGMAR Model) là gì? Lưu ý về mô hình DAGMAR

15:43 | 19/12/2019
Chia sẻ
Mô hình DAGMAR (tiếng Anh: DAGMAR Model) là mô hình marketing được sử dụng để thiết lập mục tiêu rõ ràng cho chiến dịch quảng cáo và đo lường mức độ thành công của chiến dịch.
DAGMAR Model

Hình minh họa

Mô hình DAGMAR

Khái niệm

DAGMAR là từ viết tắt của defining advertising goals for measured advertising results, tạm dịch: mục tiêu quảng cáo xác định cho những kết quả quảng cáo đo lường được.

Mô hình DAGMAR là mô hình marketing được sử dụng để thiết lập mục tiêu rõ ràng cho chiến dịch quảng cáo và đo lường mức độ thành công của chiến dịch. 

Mô hình DAGMAR được Russell Colley giới thiệu trong một báo cáo năm 1961 cho Hiệp hội các nhà quảng cáo quốc gia và được mở rộng vào năm 1995 trong một cuốn sách của Solomon Dutka.

Cách tiếp cận theo mô hình DAGMAR ủng hộ một chiến dịch marketing hướng người tiêu dùng đi qua 4 giai đoạn: Nhận thức (awareness), hiểu (comprehension), thuyết phục (conviction) và hành động (action). Giai đoạn này còn được gọi theo từ viết tắt là công thức ACCA. 

Nội dung 4 giai đoạn của chiến dịch marketing theo mô hình DAGMAR :

- Tạo ra nhận thức về thương hiệu cho người tiêu dùng

- Tăng sự hiểu biết về sản phẩm và lợi ích của nó cho người tiêu dùng

- Thuyết phục người tiêu dùng rằng họ cần sản phẩm

- Thuyết phục người tiêu dùng mua sản phẩm

Colley tin rằng quảng cáo hiệu quả tập trung vào giao tiếp hơn là bán hàng. Ông đã chỉ ra 4 yêu cầu cơ bản để đánh giá hiệu quả của một chiến dịch quảng cáo:

- Cụ thể và đo lường được

- Xác định đối tượng hoặc thị trường mục tiêu

- Xác định chuẩn mực và mức độ thay đổi dự kiến

- Chỉ định khoảng thời gian để hoàn thành mục tiêu

Lưu ý về mô hình DAGMAR

Thị trường mục tiêu là nhóm người tiêu dùng có khả năng mua sản phẩm cao nhất. Thị trường mục tiêu có thể hẹp hoặc rộn; có thể là phụ nữ nói chung hoặc nữ nhân viên văn phòng sống ở thành thị.

Việc xác định thị trường mục tiêu có thể bao gồm phân khúc nhân khẩu học, địa lí và tâm lí. Thị trường mục tiêu có thể được tách thị trường chính và phụ. Thị trường chính là trọng tâm ban đầu của chiến dịch marketing và hy vọng sẽ những khách hàng đầu tiên mua và sử dụng sản phẩm mới. Thị trường thứ cấp là nhóm khách hàng đông đảo hơn và có thể mua sản phẩm sau khi đã tạo được thương hiệu.

Sau khi xác định thị trường mục tiêu, công ty thiết lập thông điệp mà họ muốn truyền đạt trong chiến dịch quảng cáo của mình.

Chuẩn mực và khung thời gian của DAGMAR

Phương pháp DAGMAR yêu cầu các marketer thiết lập một chuẩn mực để đo lường sự thành công của một chiến dịch. Các doanh nghiệp ngày nay hiếm khi nhắm đến việc bán sản phẩm cho tất cả mọi người. Họ nhắm đến một bộ phần cụ thể trong một thị trường hoặc một phần đáng kể trong một phân khúc thị trường.

Ngành công nghiệp mĩ phẩm là một ví dụ tốt: Có những mĩ phẩm đại trà được bán trong các nhà thuốc và cả các sản phẩm cao cấp chỉ được bán trong các trung tâm thương mại lớn. Có những sản phẩm được gắn nhãn hiệu và được quảng bá là chỉ dành cho thanh thiếu niên và những sản phẩm khác thì dành riêng cho phụ nữ trưởng thành.

Một công ty cho ra mắt một sản phẩm mới sẽ nhắm vào một hoặc nhiều phân khúc thị trường, nhưng không nhắm vào tất cả cùng một lúc. Trong mọi trường hợp, việc đề ra chuẩn mực cho thành công của sản phẩm giúp nhà quảng cáo xác định thị trường và tạo chiến dịch hiệu quả để tiếp cận thị trường.

Khung thời gian có mục đích đặt ra thời hạn hợp lí để đánh giá sự thành công hay thất bại của việc ra mắt sản phẩm mới.

(Theo investopedia)

Giang