|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Liên minh Kinh tế và Tiền tệ châu Âu (European Economic and Monetary Union) là gì?

09:18 | 01/11/2019
Chia sẻ
Liên minh Kinh tế và Tiền tệ châu Âu (tiếng Anh: European Economic and Monetary Union) là sự kết hợp giữa các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu thành một hệ thống kinh tế gắn kết.
Fotolia_EMU_Resized_web

Hình minh họa (Nguồn: europeanmovement.eu)

Liên minh Kinh tế và Tiền tệ châu Âu (European Economic and Monetary Union)

Khái niệm

Liên minh Kinh tế và Tiền tệ châu Âu trong tiếng Anh là European Economic and Monetary Union; tên viết tắt là EMU.

Liên minh kinh tế và tiền tệ châu Âu (EMU) là sự kết hợp giữa các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu thành một hệ thống kinh tế gắn kết. Nó là sự kế thừa từ Hệ thống tiền tệ châu Âu (EMS).

Sự thành công của EMU đối với Hệ thống tiền tệ châu Âu xảy ra thông qua qui trình ba giai đoạn, với việc khởi xướng giai đoạn thứ ba (và cũng là giai đoạn cuối cùng) áp dụng đồng tiền euro thay cho các tiền tệ quốc gia trước đây. Điều này đã được thực hiện bởi tất cả các thành viên EU ban đầu (ngoại trừ Vương quốc Anh và Đan Mạch) đã từ chối chấp nhận đồng euro.

Lịch sử hình thành Liên minh tiền tệ châu Âu (EMU)

Lịch sử hiện đại của EMU bắt đầu bằng bài phát biểu của Robert Schuman, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Pháp, vào ngày 9 tháng 5 năm 1950. Schuman cho rằng cách duy nhất để đảm bảo hòa bình ở châu Âu (nơi đã bị chia năm xẻ bảy những hai lần trong 30 năm bởi những cuộc chiến tàn khốc) để ràng buộc châu Âu như một thực thể kinh tế duy nhất: 

"Việc sản xuất than và thép ... sẽ thay đổi vận mệnh của những khu vực từ lâu đã dành cho việc sản xuất đạn dược trong chiến tranh...."

ECSC được hợp nhất theo Hiệp ước Rome thành Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC). Để đảm bảo một liên minh lâu dài hơn, các chính trị gia châu Âu đã đề xuất các kế hoạch trong những năm 1960 và 1970, bao gồm Kế hoạch Werner, nhưng các sự kiện kinh tế gây bất ổn trên toàn thế giới như sự kết thúc của thỏa thuận tiền tệ Bretton Woods và cú sốc lạm phát và dầu mỏ của những năm 1970, trì hoãn các bước cụ thể để hội nhập châu Âu.

Năm 1988, Jacques Delors, Chủ tịch Ủy ban châu Âu, đã được yêu cầu triệu tập một ủy ban đặc biệt của các thống đốc ngân hàng trung ương các nước thành viên để đề xuất một kế hoạch cụ thể để hội nhập kinh tế hơn nữa. Hiệp ước Maastricht có trọng trách cho sự thành lập của Liên minh châu Âu.

Năm 1998, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã được tạo ra. Cuối năm đó, tỉ lệ chuyển đổi giữa đồng tiền của các quốc gia thành viên đã được cố định, báo trước cho sự ra đời của đồng euro bắt đầu lưu thông vào năm 2002.

Tiêu chí tập trung cho các quốc gia muốn tham gia EMU bao gồm ổn định giá cả hợp lí, tài chính công bền vững và đáng tin cậy, lãi suất hợp lí và đáng tin cậy và tỉ giá hối đoái ổn định.

(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)

TH

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).