|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Hệ thống tiền tệ châu Âu (European Monetary System - EMS) là gì?

10:46 | 17/09/2019
Chia sẻ
Hệ thống tiền tệ châu Âu (tiếng Anh: European Monetary System, viết tắt: EMS) là một thỏa thuận giữa các quốc gia châu Âu để liên kết tiền tệ của họ, với mục tiêu là ổn định lạm phát, giảm biến động tỉ giá lớn giữa các nước châu Âu, thúc đẩy thương mại.
ems

Hệ thống tiền tệ châu Âu

Khái niệm

Hệ thống tiền tệ châu Âu trong tiếng Anh là European Monetary System, viết tắt là EMS.

Hệ thống tiền tệ châu Âu là một thỏa thuận tỉ giá hối đoái có thể điều chỉnh được thiết lập vào năm 1979 để thúc đẩy hợp tác chính sách tiền tệ chặt chẽ hơn giữa các thành viên của Cộng đồng châu Âu. 

Hệ thống tiền tệ châu Âu được tạo ra để đối phó với sự sụp đổ của Thỏa thuận Bretton Woods. Được hình thành từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Thỏa thuận Bretton Woods đã thiết lập một chế độ tỉ giá hối đoái cố định có thể điều chỉnh để bình ổn các nền kinh tế.

Khi Thỏa thuận Bretton Woods bị loại bỏ vào đầu những năm 1970, đồng tiền các nước bắt đầu được thả nổi, khiến các thành viên của Cộng đồng châu Âu bắt đầu tìm kiếm một thỏa thuận tỉ giá hối đoái mới để bổ sung cho liên minh thuế quan của họ.

Mục tiêu chính của Hệ thống tiền tệ châu Âu là ổn định lạm phát và ngăn chặn biến động tỉ giá hối đoái lớn giữa các nước châu Âu. Điều này đã giúp định hình một mục tiêu rộng lớn hơn là thúc đẩy sự thống nhất kinh tế và chính trị ở châu Âu, mở đường cho một loại tiền tệ chung trong tương lai là đồng euro.

Biến động tiền tệ được kiểm soát thông qua Cơ chế Tỉ giá hối đoái châu Âu, chịu trách nhiệm neo tỉ giá hối đoái các quốc gia và chỉ cho phép sai lệch nhỏ so với đơn vị tiền tệ nhân tạo là Đơn vị Tiền tệ châu Âu (ECU). ECU được xác định dựa trên rổ 12 loại tiền tệ của các nước thành viên Liên minh châu Âu.

ECU đóng vai trò là một loại tiền tệ tham chiếu cho chính sách tỉ giá hối đoái và xác định tỉ giá hối đoái giữa tiền tệ của các nước tham gia thông qua các phương thức kế toán được thừa nhận chính thức.

Các chỉ trích về Hệ thống tiền tệ châu Âu

Dưới Hệ thống tiền tệ châu Âu, tỉ giá hối đoái chỉ có thể được thay đổi nếu cả hai quốc gia thành viên và Ủy ban châu Âu đồng ý. Đây là một động thái chưa từng có tiền lệ đã vấp phải rất nhiều chỉ trích.

Với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2009 và hậu quả kinh tế theo seo, những vấn đề nghiêm trọng trong chính sách Hệ thống tiền tệ châu Âu đã trở nên rõ ràng.

Một số quốc gia thành viên; đặc biệt là Hy Lạp và còn cả Ireland, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Cộng hòa Síp có thâm hụt quốc gia cao và dẫn đến cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu. Các quốc gia này không thể dùng đến phá giá tiền tệ và không được phép dùng chi tiêu chính phủ để bù đắp tỉ lệ thất nghiệp.

Ngay từ đầu, chính sách của Hệ thống tiền tệ châu Âu đã cố tình cấm cứu trợ cho các nền kinh tế yếu kém trong Khu vực đồng euro. Với sự lên tiếng miễn cưỡng từ các thành viên Liên minh châu Âu có nền kinh tế mạnh hơn, Hệ thống tiền tệ châu Âu cuối cùng đã thiết lập các biện pháp cứu trợ để giúp đỡ các thành viên đang gặp khó khăn.

(Theo investopedia.com)

Hằng Hà

Những người thuộc nhóm 0,001% giàu nhất thế giới đầu tư vào đâu?
Danh mục đầu tư của những cá nhân có giá trị tài sản ròng cực cao rất khác với người thường. Các chuyên gia cho biết những cá nhân này không lựa chọn tiền mã hóa và cũng ít khi nắm giữ cổ phiếu. Đối với họ, đẳng cấp của một người được xác định bằng cổ phần trong một đội thể thao.