|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Lí thuyết học tập xã hội (Social learning theory) là gì?

15:06 | 05/10/2019
Chia sẻ
Lí thuyết học tập xã hội (tiếng Anh: Social learning theory) là lí thuyết liên quan đến tính cách mà nhà tiếp thị cần ứng dụng vào việc xây dựng các hoạt động tiếp thị đặc biệt là xây dựng những nhãn hiệu có cá tính cho người tiêu dùng.
social learrning

Hình minh họa (Nguồn: pinterest)

Lí thuyết học tập xã hội

Khái niệm

Lí thuyết học tập xã hội trong tiếng Anh gọi là: Social learning theory.

Lí thuyết này ngược với lí thuyết cá nhân, nhấn mạnh môi trường là yếu tố quyết định cho hành vi. Lí thuyết học tập xã hội đưa đến cách thức con người học để phản ứng lại với môi trường và những khuôn mẫu của các phản ứng mà họ học tập được. Khi hoàn cảnh thay đổi, cá nhân cũng sẽ thay đổi hành động của họ. 

Trong trường hợp đặc biệt sẽ dẫn đến những khuôn mẫu phản hồi khác nhau, một số người sẽ vào nhóm những người hướng ngoại, một số khác được xem là hướng nội.

Sử dụng nghiên cứu tính cách vào hoạt động Marketing

Tính cách bao gồm những phẩm chất cá nhân có tính bền vững cho phép khách hàng phản hồi lại thế giới xung quang. 

Có hai lí thuyết liên quan đến tính cách: đó là lí thuyết tính cách cá nhân và lí thuyết học tập xã hội. 

Khách hàng có xu hướng mua sắm sản phẩm với cá tính riêng mạnh nhất mà khiến họ cảm thấy tự tin. Do vậy, nhà tiếp thị cần ứng dụng lí thuyết tính cách vào việc xây dựng các hoạt động tiếp thị đặc biệt là xây dựng những nhãn hiệu có cá tính cho người tiêu dùng.

Mỗi sản phẩm tiêu dùng đều có "nhãn hiệu cá nhân" hay nói cách khác là mang dấu ấn của tính cách cá nhân . 

Ví dụ: Một loại nước hoa có sự xây dựng hình ảnh là nước hoa của sự trẻ trung, khám phá, năng động, trong khi loại nước hoa khác được nhìn nhận là sự lãng mạn, quyến rũ… và mỗi cá nhân sẽ lựa chọn loại phù hợp với tính cách của mình trong những tình huống khác biệt..

Khách hàng có xu hướng mua sắm sản phẩm với cá tính riêng mạnh nhất mà khiến họ cảm thấy tự tin. 

Mọi người ghi dấu cá tính khi sử dụng nhãn hiệu theo nhiều yếu tố bao gồm cả đặc điểm của sản phẩm theo sự xếp hạng, thành phần nhãn hiệu, bao bì và quảng cáo. 

Nhà tiếp thị ngày càng quan tâm nhiều hơn để phát triển những nhãn hiệu có cá tính. 

Ví dụ: Nhãn hiệu Redbull đã thành công trong việc chiếm lĩnh thị phần và cạnh tranh trên thị trường nước uống tăng lực nhờ vào chiến dịch quảng cáo với một cầu thủ có hạng – Katisak của Thái Lan liên kết với hình ảnh các hoạt động thể thao sôi động, sự nồng nhiệt…

Và nhãn hiệu đã được khách hàng nhìn nhận như là biểu trưng cho sự năng động, táo bạo và vui vẻ.

(Tài liệu tham khảo: Hành vi khách hàng, ThS. Tạ Thị Hồng Hạnh, 2009, NXB Trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh)

Tuyết Nhi