|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Kẻ trộm trên mạng (Sniffer) là gì?

10:13 | 08/10/2019
Chia sẻ
Kẻ trộm trên mạng (tiếng Anh: Sniffer) là một trong những rủi ro trong Thương mại điện tử có nguồn gốc chủ quan.
img_18

Hình minh họa (Nguồn: three-hundread-schemas)

Kẻ trộm trên mạng

Khái niệm

Kẻ trộm trên mạng trong tiếng Anh được gọi là: Sniffer.

Kẻ trộm trên mạng là một dạng của chương trình nghe trộm, giám sát sự di chuyển của thông tin trên mạng. 

Kẻ trộm trên mạng khi sử dụng vào những mục đích hợp pháp, nó có thể giúp phát hiện các điểm yếu của mạng, nhưng ngược lại, nếu sử dụng vào các mục đích phạm tội, nó sẽ trở thành những mối hiểm hoạ lớn và rất khó có thể phát hiện. 

Kẻ trộm cũng có thể chính là những tin tặc, chuyên ăn cắp các thông tin có giá trị như thông điệp thư điện tử, dữ liệu kinh doanh của các doanh nghiệp, các báo cáo mật từ bất cứ nơi nào trên mạng. 

Xem lén thư tín điện tử cũng là một dạng mới của hành vi trộm cắp thông tin trên mạng. Kĩ thuật xem lén thư điện tử sử dụng một đoạn mã ẩn bí mật gắn vào một thông điệp thư điện tử, cho phép người nào đó có thể giám sát toàn bộ các thông điệp chuyển tiếp được gửi đi cùng với thông điệp ban đầu. 

Chẳng hạn, một nhân viên phát hiện thấy lỗi kĩ thuật trong khâu sản xuất, anh ta lập tức gửi một báo cáo cho cấp trên thông báo phát hiện của mình. Một kẻ nào đó, sử dụng kĩ thuật xem lén thư điện tử, có thể theo dõi và biết được toàn bộ thông tin trong các bức thư điện tử gửi tiếp sau đó bàn về vấn đề này. 

Và sẽ rất nguy hiểm nếu như các thông tin bí mật trong nội bộ doanh nghiệp bị kẻ xấu biết được và sử dụng vào những mục đích bất chính.

Kẻ trộm trên mạng (Sniffer) là một trong những rủi ro trong Thương mại điện tử có nguồn gốc chủ quan. Rủi ro có nguồn gốc chủ quan ngày càng phổ biến hơn do số lượng người sử dụng Internet tăng mạnh.

- Giải thích các thuật ngữ liên quan

Thương mại điện tử được định nghĩa là bao gồm các giao dịch thương mại thông qua các mạng viễn thông và sử dụng các phương tiện điện tử. Nó bao gồm thương mại điện tử gián tiếp (trao đổi hàng hoá hữu hình) và thương mại điện tử trực tiếp (trao đổi hàng hoá vô hình). (Theo Liên minh châu Âu)

(Tài liệu tham khảo: Bài giảng Thương mại Điện tử, Trần Công Nghiệp, 2008, NXB Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh)

Tuyết Nhi