Hiệp định Việt Nam - EU PCA (Vietnam - EU Partnership and Cooperation Agreement) là gì?
Hiệp định Việt Nam - EU PCA (Vietnam - EU Partnership and Cooperation Agreement) (Nguồn: theeconomyclub)
Hiệp định Việt Nam - EU PCA (Vietnam - EU Partnership and Cooperation Agreement)
Hiệp định Việt Nam - EU PCA - danh từ, trong tiếng Anh được gọi là Vietnam - EU Partnership and Cooperation Agreement.
Hiệp định Việt Nam - EU PCA hay còn gọi là Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện Việt Nam - EU, được kí kết ngày 27/6/2012, là một dấu mốc quan trọng, đưa quan hệ giữa Việt Nam và EU lên tầm cao mới.
Hiệp định Việt Nam - EU PCA đã mở rộng và làm sâu sắc nhiều lĩnh vực hợp tác mà Việt Nam có nhu cầu và EU có thế mạnh, trong đó có hợp tác phát triển, kinh tế thương mại, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, nông nghiệp, y tế, du lịch.
Mục tiêu hợp tác của Hiệp định Việt Nam - EU PCA
Với mục đích tăng cường quan hệ song phương, các Bên sẽ tiến hành đối thoại toàn diện và tăng cường hơn nữa hợp tác trên tất cả các lĩnh vực cùng quan tâm. Những nỗ lực của các Bên sẽ tập trung cụ thể vào việc:
1. Củng cố hợp tác song phương và tại các diễn đàn và tổ chức khu vực và quốc tế liên quan;
2. Phát triển thương mại và đầu tư giữa các Bên vì lợi ích chung;
3. Thiết lập hợp tác trong tất cả các lĩnh vực liên quan tới thương mại và đầu tư cùng quan tâm, nhằm tạo thuận lợi cho các luồng thương mại và đầu tư bền vững, chống và loại bỏ các rào cản đối với thương mại và đầu tư một cách nhất quán và bổ sung cho các sáng kiến khu vực EU - ASEAN hiện tại và trong tương lai;
4. Tiến hành hợp tác phát triển hướng tới xóa nghèo, thúc đẩy phát triển bền vững, đối phó với các thách thức đang nổi lên như biến đổi khí hậu và bệnh truyền nhiễm, làm sâu sắc thêm cải cách kinh tế và hội nhập vào nền kinh tế thế giới;
5. Tiến hành hợp tác trong lĩnh vực tư pháp và an ninh, bao gồm hợp tác pháp quyền và pháp luật, bảo vệ dữ liệu, di cư, chống tội phạm có tổ chức, rửa tiền và chống ma túy bất hợp pháp;
6. Thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực khác cùng quan tâm, bao gồm nhân quyền, chính sách kinh tế, dịch vụ tài chính, thuế, chính sách công nghiệp và doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghệ thông tin và truyền thông, khoa học và công nghệ, năng lượng, vận tải, qui hoạch và phát triển đô thị và vùng, du lịch, giáo dục và đào tạo, văn hóa; biến đổi khí hậu;
Phát triển môi trường và tài nguyên thiên nhiên; nông nghiệp; lâm nghiệp; chăn nuôi gia súc, ngư nghiệp và phát triển nông thôn; y tế; thống kê; lao động, việc làm và các vấn đề xã hội; cải cách hành chính công; hội và các tổ chức phi chính phủ; ngăn ngừa và giảm nhẹ thiên tai; bình đẳng giới;
7. Tăng cường và khuyến khích sự tham gia của cả hai Bên vào các chương trình tiểu khu vực và khu vực cho phép sự tham gia của Bên kia;
8. Tiến hành hợp tác chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và phương tiện phòng, chống buôn bán bất hợp pháp súng nhỏ và vũ khí nhẹ dưới mọi khía cạnh; giải quyết các hậu quả của chiến tranh;
9. Thiết lập hợp tác về chống khủng bố;
10. Nâng cao vai trò và hình ảnh của các Bên tại các khu vực của nhau qua nhiều hình thức, bao gồm trao đổi văn hóa, sử dụng công nghệ thông tin và giáo dục;
11. Thúc đẩy sự hiểu biết giữa người dân với người dân, thông qua, nhưng không giới hạn bởi sự hợp tác giữa các thực thể như các chuyên gia cố vấn, học giả, doanh nghiệp và giới truyền thông, qua các hình thức như hội thảo, hội nghị, giao lưu thanh niên và các hoạt động khác. (Theo Ministry of Foreign Affairs of Viet Nam and the EU Delegation to Viet Nam)