|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Hệ số giá trị sổ sách/giá trị thị trường (Book-To-Market Ratio) là gì?

12:08 | 10/01/2020
Chia sẻ
Hệ số giá trị sổ sách/giá trị thị trường (tiếng Anh: Book-To-Market Ratio) được sử dụng để tính toán giá trị của công ty bằng cách so sánh giá trị sổ sách với giá trị thị trường của nó.
Hệ số giá trị sổ sách/giá trị thị trường (Book-To-Market Ratio) là gì? - Ảnh 1.

Hình minh họa

Hệ số giá trị sổ sách/giá trị thị trường (Book-To-Market Ratio)

Khái niệm

Hệ số giá trị sổ sách/giá trị thị trường trong tiếng Anh là Book-To-Market Ratio.

Hệ số giá trị sổ sách/giá trị thị trường được sử dụng để tính toán giá trị của công ty bằng cách so sánh giá trị sổ sách với giá trị thị trường của nó. Giá trị sổ sách của một công ty được tính toán bằng cách xem lại giá gốc của công ty. Giá trị thị trường của một công ty được quyết định bằng giá cổ phiếu của nó trên thị trường chứng khoán và số lượng cổ phiếu đang lưu hành, đó là vốn hóa thị trường của nó.

Công thức tính

Hệ số giá trị sổ sách/giá trị thị trường (Book-To-Market Ratio) là gì? - Ảnh 2.

Nội dung về Hệ số giá trị sổ sách/giá trị thị trường

Nếu giá trị thị trường của một công ty đang giao dịch cao hơn giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu thì nó được coi là được định giá cao. Nếu giá trị sổ sách cao hơn giá trị thị trường, các nhà phân tích coi công ty bị định giá thấp. Để so sánh giá trị tài sản ròng của công ty hoặc giá trị sổ sách với giá trị hiện tại hoặc thị trường của công ty, ta sử dụng hệ số giá trị sổ sách/ giá trị thị trường.

Giá trị sổ sách của một công ty là giá gốc được tính từ bảng cân đối kế toán của công ty. Giá trị sổ sách có thể được tính bằng cách trừ đi khoản nợ phải trả, cổ phiếu ưu đãi và tài sản vô hình khỏi tổng tài sản. Trên thực tế, giá trị sổ sách thể hiện số tài sản còn lại nếu công ty rời khỏi thị trường ngày hôm nay. Một số nhà phân tích sử dụng vốn cổ đông trên bảng cân đối kế toán làm giá trị sổ sách.

Giá trị thị trường của một công ty giao dịch công khai được xác định bằng cách tính giá trị vốn hóa thị trường của nó, đơn giản là lấy tổng số cổ phiếu đang lưu hành nhân với giá cổ phiếu hiện tại. Giá trị thị trường là giá mà các nhà đầu tư sẵn sàng trả để mua hoặc bán cổ phiếu trên thị trường thứ cấp. Vì nó được xác định bởi cung và cầu trên thị trường nên không phải lúc nào cũng đại diện cho giá trị thực tế của một công ty.

Ví dụ về Hệ số giá trị sổ sách/giá trị thị trường

Hệ số giá trị sổ sách/giá trị thị trường cố gắng xác định chứng khoán bị định giá thấp hoặc định giá quá cao. Các nhà đầu tư và nhà phân tích sử dụng hệ số so sánh này để phân biệt giữa giá trị thực của một công ty giao dịch công khai và sự đầu cơ của nhà đầu tư.

Về cơ bản, nếu hệ số lớn hơn 1 thì cổ phiếu của công ty bị định giá thấp; nếu nó nhỏ hơn 1 thì cổ phiếu của công ty đó được định giá cao. Hệ số lớn hơn 1 cho thấy giá cổ phiếu của một công ty đang giao dịch với giá thấp hơn giá trị tài sản của công ty. Hệ số lớn hơn 1 được ưa thích hơn bởi các nhà quản lí giá trị cho rằng công ty là một cổ phiếu giá trị, nghĩa là nó đang được giao dịch với giá rẻ trên thị trường so với giá trị sổ sách của nó.

Hệ số giá trị sổ sách/giá trị thị trường nhỏ hơn 1 cho biết các nhà đầu tư sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho một công ty so với tài sản ròng có giá trị. Điều này có thể cho biết dự báo lợi nhuận trong tương lai của công ty là lành mạnh và các nhà đầu tư sẵn sàng trả phí giao dịch cho khả năng đó. Các công ty công nghệ và các công ty khác trong các ngành không có nhiều tài sản hữu hình thì thường sẽ có hệ số giá trị sổ sách/giá trị thị trường thấp.

(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)

Tường Vy