Hệ số beta tài sản (Asset Beta) là gì? Những đặc điểm cần lưu ý
Hình minh họa. Nguồn: Fingyan.com
Hệ số beta tài sản
Khái niệm
Hệ số beta tài sản, tiếng Anh gọi là asset beta hay unlevered beta.
Hệ số beta là một thước đo độ rủi ro của thị trường. Hệ số beta tài sản là thước đo độ rủi ro thị trường của công ty khi không có ảnh hưởng từ các khoản nợ. Hệ số beta tài sản bỏ qua những ảnh hưởng tài chính từ việc sử dụng đòn bẩy và chỉ tính đến những rủi ro xuất phát từ tài sản của công ty. Hay nói cách khác là vốn của công ty đóng vai trò như thế nào trong độ rủi ro của công ty.
Công thức tính hệ số beta tài sản
Công thức tính hệ số beta tài sản
Hiểu rõ hơn về hệ số beta tài sản
Hệ số beta là hệ số độ dốc của một chứng khoán hồi quy so với những chỉ số thị trường chuẩn như S&P 500 Index. Yếu tố quyết định chính của hệ số beta là đòn bẩy - tỉ lệ nợ trên vốn của một công ty. Hệ số beta đo lường mức rủi ro của một công ty với cấu trúc nợ và vốn nhất định so với độ dao động của thị trường. Dạng hệ số beta còn lại được gọi là hệ số beta tài sản.
Hệ số beta tài sản bỏ qua mọi lợi ích và thiệt hại đến từ nợ trong cấu trúc vốn của công ty. Việc so sánh hệ số beta tài sản của các công ty với nhau giúp nhà đầu tư biết được thành phần rủi ro được ước tính khi quyết định đầu tư vào một cổ phiếu.
Tỉ lệ nợ của một công ty ảnh hưởng đến hoạt động của công ty đó và làm cho giá cổ phiếu dễ biến động hơn. Vì những công ty khác nhau có cơ cấu vốn và tỉ lệ nợ khác nhau nên để so sánh giữa các công ty hay giữa công ty với thị trường hiệu quả hơn thì người phân tích có thể tính hệ số beta tài sản. Bằng cách tính này, chỉ độ nhạy cảm giữa tài sản của công ty với thị trường được đề cập đến.
Hệ số beta tài sản luôn bằng hoặc thấp hơn hệ số beta (trừ những trường hợp hiếm hoi khi nợ của công ty là số âm thì hệ số beta tài sản sẽ cao hơn hệ số beta).
Nếu hệ số beta tài sản là số dương thì nhà đầu tư nên đầu tư vào cổ phiếu của công ty đó khi giá có kì vọng tăng. Nếu hệ số beta tài sản là số âm thì nhà đầu tư nên đầu tư vào cổ phiếu của công ty đó khi giá có kì vọng giảm.
(Theo Investopedia)