|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Hệ số Beta (Beta coefficient) là gì? Ý nghĩa của hệ số Beta

14:42 | 04/11/2019
Chia sẻ
Hệ số Beta (tiếng Anh: Beta coefficient) là thước đo độ biến động, hoặc rủi ro hệ thống của một cổ phiếu riêng lẻ so với rủi ro phi hệ thống của toàn bộ thị trường.
beta-1000x506-72dpi-color

Hình minh họa (Nguồn: betalabservices.com)

Hệ số Beta (Beta coefficient)

Khái niệm

Hệ số Beta trong tiếng Anh là Beta coefficient.

Hệ số Beta là thước đo độ biến động hoặc rủi ro hệ thống của một cổ phiếu riêng lẻ so với rủi ro phi hệ thống của toàn bộ thị trường. Theo thuật ngữ thống kê, hệ số Beta thể hiện độ dốc của đường thẳng thông qua việc hồi quy các điểm dữ liệu từ lợi nhuận của một cổ phiếu riêng lẻ so với lợi nhuận của thị trường.

Công thức tính hệ số beta

Hệ số Beta được sử dụng trong mô hình định giá tài sản vốn (CAPM), tính toán lợi nhuận kì vọng của một tài sản sử dụng hệ số beta và lợi nhuận thị trường dự kiến.

Capture

Ý nghĩa của hệ số Beta

Việc tính toán hệ số Beta giúp cho các nhà đầu tư hiểu liệu một cổ phiếu có đi cùng hướng với các cổ phiếu trong thị trường hay không và mức độ biến động hay rủi ro của nó so với thị trường. Đối với hệ số Beta để cung cấp bất kì thông tin nào thì "thị trường" phải được sử dụng làm tiêu chuẩn liên quan đến cổ phiếu. 

Ví dụ: tính toán hệ số Beta của trái phiếu ETF bằng cách sử dụng S&P 500 làm tiêu chuẩn là vô ích vì trái phiếu và cổ phiếu quá khác nhau.

Tiêu chuẩn hoặc lợi nhuận thị trường được sử dụng trong tính toán cần phải có liên quan đến cổ phiếu vì một nhà đầu tư cố gắng đánh giá mức độ rủi ro của một cổ phiếu sẽ thêm cổ phiếu đó vào danh mục đầu tư. Một cổ phiếu có độ lệch rất nhỏ so với thị trường thì không có nhiều rủi ro cho danh mục đầu tư, nhưng nó cũng không làm tăng khả năng trên lí thuyết về lợi nhuận đạt cao hơn.

Việc sử dụng hệ số Beta của nhà đầu tư

Nhà đầu tư chứng khoán chia rủi ro thành hai loại. Loại đầu tiên được gọi là rủi ro hệ thống, đó là rủi ro toàn bộ thị trường suy giảm. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 là một ví dụ về sự kiện rủi ro hệ thống khi không có sự đa dạng hóa nào có thể ngăn cản các nhà đầu tư mất giá trị trong danh mục đầu tư chứng khoán của họ. Rủi ro hệ thống còn được gọi là rủi ro không đa dạng.

Rủi ro phi hệ thống hoặc rủi ro đa dạng liên quan đến một cổ phiếu riêng lẻ. Ví dụ: Một thông báo bất ngờ rằng Lumber Liquidators (LL) đã bán sàn gỗ cứng với lượng hóa chất formaldehyd nguy hiểm vào năm 2015 là một ví dụ về rủi ro phi hệ thống dành riêng cho công ty đó. Rủi ro phi hệ thống có thể được giảm thiểu một phần thông qua đa dạng hóa.

(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)

TH