|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Kinh tế học dòng chính (Mainstream Economics) là gì? Nội dung về kinh tế học dòng chính

15:08 | 03/11/2019
Chia sẻ
Kinh tế học dòng chính (tiếng Anh: Mainstream Economics) là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả các trường phái tư tưởng kinh tế được coi là chính thống.
16559876-abstract-word-cloud-for-mainstream-economics-with-related-tags-and-terms

Hình minh họa (Nguồn: previews.123rf.com)

Kinh tế học dòng chính (Mainstream Economics)

Khái niệm

Kinh tế học dòng chính trong tiếng Anh là Mainstream Economics. Thuật ngữ này còn có tên gọi khác là kinh tế học chính thống trong tiếng Anh là orthodox economics.

Kinh tế học dòng chính là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả các trường phái tư tưởng kinh tế được coi là chính thống. Các phạm trù nền tảng bên trong và các khái niệm căn bản của kinh tế học dòng chính được giảng dạy dễ dàng tại các trường đại học.

Nhiều mô hình và tư tưởng nền tảng được củng cố dựa trên các khái niệm liên quan đến sự khan hiếm kinh tế, vai trò các qui tắc của chính phủ hoặc hành động khác trong việc thực hiện quyết định cá nhân, khái niệm về hữu dụng và ý tưởng rằng mọi người là các tác nhân hợp lí và đưa ra quyết định hoàn toàn dựa trên thông tin có sẵn, không cảm xúc.

Kinh tế học dòng chính không phải là một nhánh của bản thân kinh tế học nhưng được sử dụng để mô tả các lí thuyết thường được coi là một phần của kinh tế học tân cổ điển truyền thống. Kinh tế học dòng chính tuân theo lí thuyết lựa chọn hợp lí, giả định rằng các cá nhân đưa ra quyết định sẽ tối đa hóa tiện ích của họ và sử dụng các mô hình thống kê và toán học để chứng minh lí thuyết và đánh giá sự phát triển kinh tế khác nhau.

Nội dung về kinh tế học dòng chính

Kinh tế học dòng chính, nghiên cứu về các tác nhân hợp lí trong một thế giới có sự đánh đổi, đã có một số thách thức. Các trường phái tư tưởng kinh tế bên ngoài kinh tế học dòng chính, được gọi là kinh tế học không chính thống, nghi ngờ nhiều hơn về vai trò của chính phủ và sự hợp lí của các chủ thể. Sự chỉ trích chính của kinh tế học dòng chính là không có sự cân nhắc liên quan đến các yếu tố bên ngoài. 

Ví dụ, kiểu tư tưởng kinh tế này giả định sự hợp lí hoàn toàn của các tác nhân. Nó giả định rằng các cá nhân là ích kỉ và sẽ luôn hành động vì lợi ích tốt nhất của riêng họ. Không có chỗ cho những mối quan tâm về đạo đức hay lòng vị tha trong kinh tế học dòng chính và bàn tay vô hình được cho là sẽ dịch chuyển thị trường mà không hề e ngại hay thiên vị.

Nhưng các nhà lí thuyết kinh tế gần đây đã trở nên cởi mở hơn với suy nghĩ rằng mọi người không hoàn toàn hợp lí. Trên thực tế, một lĩnh vực nghiên cứu hoàn toàn mới, được gọi là kinh tế học hành vi, đã xuất hiện cho ngành học này. 

Thị trường cũng không hoàn toàn hiệu quả và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của một tác nhân không phải lúc nào cũng có thể định lượng được. Những tư tưởng này dường như đã trở nên phổ biến hơn kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Kinh tế học dòng chính cũng không tập trung vào các mối quan tâm kinh tế đạt được động lực, chẳng hạn như sự bền vững và ô nhiễm môi trường. Một lần nữa, kinh tế môi trường là một lĩnh vực riêng biệt nghiên cứu sự khuyến khích và hoạch định chính sách đặc biệt hướng tới việc thúc đẩy sự giao thiệp và hoạt động kinh doanh bền vững.

Ví dụ về kinh tế học dòng chính

Những lí thuyết ban đầu liên quan đến sự phát triển của kinh tế học như một lĩnh vực nghiên cứu là một phần của kinh tế học dòng chính. Ví dụ, lí thuyết bàn tay vô hình chỉ ra rằng việc dịch chuyển thị trường là một phần của kinh tế học dòng chính. Trong lí thuyết này, lợi ích cá nhân và tự do sản xuất và tiêu thụ được cho là để tối đa hóa lợi ích chung. 

Các chính phủ có rất ít vai trò trong lí thuyết này, ngoại trừ việc đảm bảo rằng luật pháp được tuân thủ. Tuy nhiên, với các sự kiện gần đây, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến cuộc Đại suy thoái, đã chứng minh rằng lợi ích chung không phải lúc nào cũng là kết quả cuối cùng của việc các cá nhân theo đuổi lợi nhuận.

(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)

TH

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.