Hành động Open Kimono là gì? Nguồn gốc
Hành động Open Kimono
Khái niệm
Open Kimono tạm dịch sang tiếng Việt là hành động mở áo Kimono.
Open Kimono là việc tiết lộ những gì đang được lên kế hoạch hoặc chia sẻ những thông tin quan trọng một cách tự do. Giống như cuốn sách để mở (Open the books) hay chính sách mở cửa (Open door policy).
Open Kimono là việc tiết lộ các hoạt động nội bộ của một dự án hay một công ty cho một bên ở ngoài công ty.
Các công ty thường sẽ giữ bí mật về các dự án nội bộ, đặc biệt là khi họ cảm thấy dự án đó sẽ tạo ra một lợi thế cạnh tranh (Competitive advantage) cho công ty.
Khi các công ty cùng hợp lực, hợp tác với nhau, việc tiết lộ một số hoạt động nội bộ trong doanh nghiệp có thể tạo dựng sự tin cậy và tạo nên một mối quan hệ trung thành hơn, sâu sắc hơn giữa những người lãnh đạo của các công ty với nhau.
Nguồn gốc ra đời
Kimono là bộ trang phục truyền thống của đất nước Nhật Bản. Nguồn gốc ra đời của thuật ngữ này còn nhiều tranh cãi, nhưng sự giải thích gần nhất với ý nghĩa kinh doanh là hình ảnh người Nhật thường nới lỏng bộ Kimono của họ khi ở nhà để được thư giãn hơn, giống như việc nới lỏng cà vạt.
Thuật ngữ này xuất hiện trong từ điển kinh doanh vào cuối những năm 1980, trong thời kì tương tác kinh doanh toàn cầu ngày càng tăng, đáng chú ý nhất phải kể tới sự tương tác giữa các doanh nghiệp phương Tây và Nhật Bản.
Chú ý: Open Kimono trở nên phổ biến nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đặc biệt là ở Bắc Mỹ.
Thuật ngữ này được sử dụng từ những năm 1970 nhưng dường như chúng ngày càng đạt được sức hút mới và trở nên phổ biến vào khoảng năm 1998.
Phóng viên tờ New York Times, Stephen Greenhouse đã trở thành một trong những người đầu tiên thu hút sự chú ý lớn về thuật ngữ này khi ông cho biết các nhà tiếp thị tại Microsoft (MSFT) đã chấp nhận thuật ngữ này.
Vào thời điểm đó, ông đã thận trọng rằng việc sử dụng thuật ngữ Open Kimono ban đầu có thể cho thấy thái độ thiếu tôn trọng đối với các doanh nhân Nhật Bản đang điều hành các công ty ở Mỹ.
(Tài liệu tham khảo: Open Kimono. Investopedia)