|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Hàng hóa có tính tranh giành (Rival Good) là gì?

16:27 | 16/05/2020
Chia sẻ
Hàng hóa có tính tranh giành (tiếng Anh: Rival Good) là một loại hàng hóa chỉ có thể được sở hữu hoặc tiêu thụ bởi một người dùng duy nhất.
Hàng hóa có tính tranh giành (Rival Good) là gì? - Ảnh 1.

Hàng hóa có tính tranh giành

Khái niệm

Hàng hóa có tính tranh giành trong tiếng Anh là Rival Good.

Hàng hóa có tính tranh giành là một loại hàng hóa chỉ có thể được sở hữu hoặc tiêu thụ bởi một người dùng duy nhất.

Các mặt hàng này có thể bền, nghĩa là có thể được sử dụng một cái trong một thời điểm. Hoặc có thể là hàng hóa không bền, nghĩa là chúng biến mất ngay sau khi tiêu thụ, chỉ cho phép một người dùng tận hưởng nó. 

Khi một hàng hóa có tính tranh giành trong tiêu dùng, sự cạnh tranh cho loại hàng hóa này có thể xảy ra như trong trường hợp mọi người đấu thầu để mua một ngôi nhà cụ thể. 

Chẳng hạn, một chai bia hoặc một cái áo phông thiết kế, có thể bị tranh giành. Nếu ai đó uống chai bia hoặc mua được áo phông, nó không có sẵn cho bất cứ ai khác để tiêu thụ.

Bởi vì những loại hàng hóa này chỉ có thể được sử dụng hoặc sở hữu bởi một người, sự cạnh tranh được tạo ra trong tiêu dùng của họ. Do đó, người tiêu dùng trở thành đối thủ của nhau trong nỗ lực giành được hàng hóa. Ví dụ phổ biến của hàng hóa có tính tranh giành gồm: thực phẩm, quần áo, hàng điện tử, xe hơi, vé máy bay và nhà ở. 

Hàng hóa có tính tranh giành và không có tính tranh giành

Hàng hóa nói chung được phân loại là có tính tranh giành và không có tính tranh giành.

Như đã giải thích ở trên, hàng hóa có tính tranh giành là thứ chỉ có thể được sở hữu hoặc tiêu thụ bởi một người dùng duy nhất. Ngược lại, một hàng hóa có thể được tiêu thụ hoặc sở hữu bởi nhiều người dùng thì được cho là không có tính tranh giành. 

Internet và Radio là ví dụ về hàng hóa không có tính tranh giành. Nhiều người có thể truy cập chúng cùng một lúc, và chúng có thể được tiêu thụ nhiều lần mà không ảnh hưởng đến chất lượng của chúng hay có nguy cơ nguồn cung sẽ bị cạn kiệt.

Bản chất cạnh tranh của hàng hóa có tính tranh giành có thể làm tăng giá trị của chúng đối với các cá nhân đang tìm kiếm chúng, điều này đặc biệt đúng đối với các ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn và giải trí. Hàng hóa có tính tranh giành có thể là ghế ngồi trên máy bay hoặc vé cho buổi biểu diễn tại sân khấu Broadway. 

Khi nhu cầu đối với hàng hóa có tính tranh giành trở nên cao, doanh nghiệp có thể phát huy quyền định giá của họ. Sự khả dụng có hạn, cùng với nhu cầu tăng, đem lại cơ hội cho doanh nghiệp đặt ra mức giá cao hơn. 

Nhu cầu đối với hàng hóa có tính tranh giành có thể thúc đẩy doanh số bán lẻ tập trung trong những giai đoạn lễ, tết khi người tiêu dùng đua nhau mua các mặt hàng làm quà tặng trước khi nó hết, hoặc trong thời gian giảm giá. Loại hành vi mua sắm này đã được tận dụng để tạo lợi thế cho các nhà bán lẻ, đặc biệt là trong các sự kiện giảm giá như Black Friday.

Ví dụ: nếu nhu cầu về một hàng hóa có tính tranh giành cao nhưng số lượng có sẵn hạn chế, các nhà bán lẻ có thể quảng bá các kế hoạch mở bán nó đặc biệt vào Black Friday.

(Theo Investopedia)

Ích Y