|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Hạn mức hỗ trợ (Backup Line) là gì? Những đặc điểm cần lưu ý

11:12 | 15/11/2019
Chia sẻ
Hạn mức hỗ trợ (tiếng Anh: Backup line) là một hạn mức tín dụng giúp bảo vệ nhà đầu tư trong trường hợp công ty mà họ đầu tư vào bị vỡ nợ thương phiếu.
backup-line

Hình minh họa. Nguồn: medium

Hạn mức hỗ trợ

Khái niệm

Hạn mức hỗ trợ, tiếng Anh gọi là backup line.

Hạn mức hỗ trợ là một hạn mức tín dụng giúp bảo vệ nhà đầu tư trong trường hợp công ty mà họ đầu tư vào bị vỡ nợ thương phiếu. Thương phiếu là hối phiếu nhận nợ mà một công ty phát hành thay vì trái phiếu hay cổ phiếu.

Thương phiếu thường là những chứng khoán ngắn hạn có thời gian đáo hạn ngắn hơn một năm. Đa số chúng được bán thấp hơn mệnh giá, đáo hạn trong vòng một tháng và được mua lại với giá bằng mệnh giá.

Đặc điểm của hạn mức hỗ trợ

Vì thương phiếu không có tài sản được thế chấp. Để bảo vệ nhà đầu tư khỏi nguy cơ vỡ nợ, công ty sẽ trả một mức phí cho ngân hàng để đổi lấy một hạn mức hỗ trợ. Hạn mức hỗ trợ sẽ được dùng để chi trả cho thương phiếu nếu công ty vỡ nợ.

Hạn mức hỗ trợ có thể bảo đảm cho một phần hay toàn bộ thương phiếu được phát hành của công ty. Nhìn chung thì chỉ những công ty có tín dụng cao mới phát hành thương phiếu. Với những công ty này thì rủi ro phải chịu của ngân hàng sẽ thấp hơn. Những công ty như vậy thường rất có uy tín và có một kế hoạch cụ thể để chi trả thương phiếu trong một khung thời gian xác định.

Cách thức hoạt động của hạn mức hỗ trợ

Một công ty cần hạn mức hỗ trợ khi đang có một kể hoạch mở rộng đáng kể. Ví dụ, một công ty sản xuất công nghệ muốn mở rộng kinh doanh bằng việc mua thêm một nhà xưởng mới. Công ty đó phát hành thương phiếu trị giá một triệu đô la để mua tài sản. Nhà đầu tư mong muốn mua loại thương phiếu này vì họ có niềm tin vào danh tiếng và uy tín của công ty.

Tuy vậy, dù đây là một công ty uy tín và có lịch sử tín dụng tốt. Nhưng vẫn có khả năng công ty sẽ vỡ nợ và không chi trả được một triệu đô la thương phiếu này. Rủi ro có thể xảy đến là việc đối thủ cạnh tranh của họ đã chiếm lĩnh thị trường với công nghệ mới, thiên tai, hay thị trường lao động đột nhiên thay đổi. Những nhân tố này và nhiều nhân tố khác nữa có thể khiến cho công ty ngừng hoạt động. Phòng trường hợp này xảy ra, công ty sẽ phải mua hạn mức hỗ trợ.

Khi công ty quyết định phát hành thương phiếu, họ sẽ liên lạc với một ngân hàng, trình bày số lượng thương phiếu họ mong muốn, cùng với kế hoạch và khung thời gian chi trả. Bằng cách xem xét tín dụng của công ty cùng các qui định, ngân hàng sẽ xác định họ sẽ cấp hạn mức hỗ trợ là bao nhiêu và mức phí của nó. Công ty sẽ trả khoản phí đó coi như tiền bảo hiểm cho thương phiếu. Trường hợp công ty không chi trả được cho một triệu đô la đó, ngân hàng sẽ bồi thường cho nhà đầu tư khoản tiền của họ.

(Theo Investopedia)

Thiên Cơ

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.