Giá cả cứng nhắc (Price Stickiness) là gì?
Giá cả cứng nhắc (Price Stickiness)
Định nghĩa
Price Stickiness (sticky prices hay price rigidity) tạm dịch ra tiếng Việt là giá cả cứng nhắc hay giá cả cứng nhắc.
Giá cả cứng nhắc là sự kháng cự trong việc thay đổi giá, mặc dù những sự thay đổi trong nền kinh tế cho thấy rằng một mức giá khác là tối ưu. “Sticky” là một thuật ngữ kinh tế nói chung được áp dụng cho những biến số tài chính ít thay đổi.
Khi áp dụng cho giá cả, thuật ngữ này có nghĩa là mức giá được tính cho một loại hàng hoá nào đó mà rất khó thay đổi ngay cả khi có sự thay đổi trong chi phí đầu vào hoặc thay đổi trong lượng cầu sản phẩm.
Hiểu về giá cả cứng nhắc
- Giá cả cứng nhắc đề cập đến xu hướng giá không đổi hoặc điều chỉnh chậm mặc dù có sự thay đổi về chi phí sản xuất hay chi phí bán hàng hóa/cung cấp dịch vụ. Điều này có nghĩa là những thay đổi trong cung tiền có tác động đến nền kinh tế thực, tạo ra những thay đổi trong đầu tư, việc làm, sản lượng và tiêu dùng.
- Khi giá không thể điều chỉnh ngay lập tức với những thay đổi trong điều kiện kinh tế hoặc trong mức giá tổng hợp, hình thành nên sự không hiệu quả trong thị trường hay còn gọi là sự mất cân bằng thị trường.
- Sự hiện diện của giá cả cứng nhắc là một phần quan trọng của lí thuyết kinh tế vĩ mô vì nó góp phần giải thích tại sao thị trường có thể không đạt đến trạng thái cân bằng trong ngắn hạn hoặc thậm chí cả trong dài hạn.
Các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả cứng nhắc
- Có rất nhiều nguyên nhân làm cho giá cả cứng nhắc, chẳng hạn như chi phí cập nhật giá, chi phí cho các hoạt động marketing phải thực hiện khi thay đổi giá. Ngoài ra, một nguyên nhân khác nữa của giá cả cứng nhắc là thông tin thị trường không hoàn hảo, hoặc do những quyết định bất hợp lí của lãnh đạo công ty.
- Một vài công ty cố gắng giữ cho giá không đổi như là một chiến lược kinh doanh, mặc dù nó không dựa trên những chi phí nguyên vật liệu, nhân công thực tế.
(Tài liệu tham khảo: Investopedia)