|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Foot traffic là gì? Tầm quan trọng của foot traffic trong marketing

11:53 | 09/01/2020
Chia sẻ
Foot traffic (tạm dịch: Lưu lượng khách hàng) biểu thị sự hiện diện của khách hàng trong một cửa hàng bán lẻ.
Foot traffic là gì? Tầm quan trọng của foot traffic trong marketing - Ảnh 1.

Hình minh họa. Nguồn: GeoMarketing

Foot traffic

Khái niệm

Foot traffic, tạm dịch là lưu lượng khách hàng.

Foot traffic là số lượng khách hàng bước chân vào một cửa hàng bán lẻ. Điều này rất quan trọng với nhiều loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp bán lẻ vì nó biểu thị sự hiện diện của khách hàng trong cửa hàng. Do đó, foot traffic cao có nghĩa là doanh số bán hàng cao. 

Tầm quan trọng của Foot traffic

Các nhà bán lẻ cao cấp sử dụng foot traffic như một chỉ báo về doanh số dự kiến. Họ tổ chức các sự kiện quảng bá, bán hàng và gây quĩ để thu hút nhiều người đến cửa hàng hơn và đạt doanh số cao hơn. Khi làm như vậy, họ tăng được foot traffic - số lượng người bước vào cửa hàng.

Các nhà bán lẻ click-and-mortar với nền tảng trực tuyến mạnh sẽ quảng bá trang web của họ để tăng lưu lượng truy cập (traffic), tức là số người truy cập vào một cửa hàng trực tuyến.

Một phương pháp phổ biến khác để tăng foot traffic là Groupon (mô hình mua theo nhóm). Mô hình này đem lại cho các khách hàng trực tuyến những cơ hội giảm giá cho các sản phẩm hay dịch vụ. Nhưng đi kèm với nó là điều kiện: bạn chỉ có thể mua được hàng giảm giá nếu có một số lượng nhất định khách hàng cũng mua loại hàng đó vào cùng một ngày đó. Hình thức này đã đánh trực tiếp vào tâm lí mua hàng giá rẻ của người tiêu dùng.

Nói một cách đơn giản, là khi tổng số người tham gia mua đạt được một con số tối thiểu nào đó đã được đưa ra trước từ nhà cung cấp, người mua sẽ được sở hữu món hàng với một mức giá hời (giảm giá cao, trung bình từ 20-90%). Điều này giúp cửa hàng thu được một lượng khách hàng lớn chỉ sau một thời gian ngắn (thường là 24 giờ).

Foot traffic cũng là một yếu tố quan trọng khi xem xét qui hoạch đô thị. Nếu một khu vực đang hoặc dự kiến sẽ trở thành một địa điểm phổ biến với người đi bộ, các nhà qui hoạch sẽ cân nhắc việc điều chỉnh cho phù hợp với người đi bộ qua lại. Ví dụ như: đảm bảo thiết kế thẩm mĩ phù hợp, bố trí vị trí của các tòa nhà với các yếu tố an toàn cho người đi bộ, tích hợp yếu tố cây xanh, lối đi qua đường và lề đường mở rộng vào qui hoạch không gian.

Các nhà qui hoạch đô thị có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định liệu một khu vực có trở nên phổ biến đối với người mua sắm hay không.

Phân tích foot traffic

Việc phân tích lưu lượng khách hàng là đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp. Các nhà bán lẻ có thể thu thập tất cả các loại thông tin về traffic và số lượng người ghé thăm cửa hàng của họ trong một ngày cụ thể.

Trên thực tế, thông tin quan trọng nhất có thể cung cấp cho các nhà bán lẻ chính là dữ liệu có giá trị về traffic. Chúng bao gồm: thời gian tại cửa hàng, thời gian mua sắm trung bình hàng năm, các loại hàng hóa được ưa thích nhất, khoảng cách giữa nơi ở của khách hàng và cửa hàng, và so sánh dữ liệu traffic với các đối thủ cạnh tranh.

Có nhiều cách để theo dõi hoạt động của khách hàng trong cửa hàng hoặc thậm chí cả bước chân của họ khi ra đường. Hầu hết các nhà bán lẻ sử dụng mạng wi-fi hoặc hệ thống POS và tích hợp dữ liệu với các phân tích về lưu lượng khách hàng để nhận được thông tin mà họ muốn.

Ví dụ, Hugo Boss sử dụng các cảm biến nhiệt trong cửa hàng để thu thập dữ liệu lưu lượng khách hàng và sở thích của khách hàng đối với các sản phẩm cao cấp. Godiva có được cái nhìn sâu sắc về lưu lượng khách hàng từ các quầy thanh toán trong các cửa hàng của mình và tùy thuộc vào sự hài lòng của khách hàng, nó cũng giúp đánh giá ai là những nhân viên tốt nhất trong giờ cao điểm. Vì vậy, sự hài lòng của khách hàng làm tăng foot traffic, từ đó tăng doanh số.

Các lưu ý khi sử dụng foot traffic

Trước khi một doanh nghiệp quyết định mở một cửa hàng trong một khu vực nào đó, họ sẽ thu thập các nghiên cứu về lượng foot traffic tại các khung giờ khác nhau trong ngày.

Nếu đó là một cửa hàng bán lẻ nhỏ (mom-and-pop store), có thể chủ cửa hàng sẽ dùng phương pháp thủ công là ngồi trước cửa hàng, đếm và chi chép số người đi lại trong một ngày.

Nếu là một doanh nghiệp lớn, sở hữu một chuỗi các cửa hàng và muốn mở thêm cửa hàng tại khu vực, họ sẽ chọn phương pháp tính toán vật lí hoặc thuê một chuyên gia tư vấn để thực hiện khảo sát và phân tích các mẫu foot traffic vào các ngày trong tuần và cuối tuần tại các thời điểm khác nhau trong năm ở khu vực đó.

Đối với các cơ sở kinh doanh bán lẻ sát mặt đường (tầng trệt), tất nhiên họ sẽ phụ thuộc nhiều vào foot traffic. Nhưng vô hình chung giúp các cửa hàng, công ty ở tầng thứ hai hoặc thứ ba của cùng một tòa nhà được hưởng lợi từ lượng foot traffic của cơ sở phía dưới. Văn phòng cho các công ty luật nhỏ, cố vấn tài chính, kế toán,... thuê là những ví dụ về doanh nghiệp sát mặt đường.

Khu vực có lượng foot traffic cao hơn có xu hướng giá thuê cao hơn. Bất kì một thành phố hay địa phương bào cũng có một khu vực phổ biến, nơi lượng người qua lại nhộn nhịp. Đây là những địa điểm lí tưởng cho các cửa hàng và nhà hàng, nhưng một khi họ quyết định đặt cửa hàng tại đó, đồng nghĩa với việc họ phải cạnh tranh với nhau về lượng foot traffic đó. 

Lượng người qua lại lớn cũng chưa chắc đã đảm bảo được lợi nhuận cho các nhà hàng và cửa hàng bán lẻ này. Lí do là giá thuê sẽ ở mức cao và sự cạnh tranh để thu hút khách hàng sẽ diễn ra rất khốc liệt.

(Tài liệu tham khảo: Investopedia, My accounting course)

Ích Y