|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Đồng tiền mạnh (Hard Currency) là gì? Ví dụ về đồng tiền mạnh

15:18 | 25/09/2019
Chia sẻ
Đồng tiền mạnh (tiếng Anh: Hard Currency) đến từ các nước có nền kinh tế và chính trị ổn định, có tính thanh khoản cao và được coi là kho trữ giá trị tài sản an toàn khi các đồng tiền khác trở nên bất ổn.
480x270_31683

Hình minh họa. Nguồn: .stitcher.com

Đồng tiền mạnh

Khái niệm

Đồng tiền mạnh trong tiếng Anh là Hard Currency hay còn gọi là Convertible Currency.

Đồng tiền mạnh là tiền được phát hành bởi một quốc gia được coi là có chính trị và kinh tế ổn định. Đồng tiền mạnh được chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới để thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ và thậm chí có thể được ưa thích hơn so với thanh toán bằng đồng nội tệ.

Một đồng tiền mạnh được dự kiến sẽ duy trì tín ổn định trong một khoảng thời gian ngắn và có tính thanh khoản cao trên thị trường ngoại hối. Các loại tiền tệ có khả năng giao dịch tốt nhất trên thế giới là đôla Mỹ (USD), euro châu Âu (EUR), yen Nhật (JPY), bảng Anh (GBP), đồng franc Thụy Sĩ (CHF), đôla Canada (CAD) và đôla Úc (AUD). 

Các loại tiền tệ trên được các nhà đầu tư và doanh nghiệp quốc tế tin tưởng vì chúng thường không có bị mất giá hoặc tăng giá quá mạnh.

Đồng đôla Mỹ đặc biệt nổi bật vì nó có vị thế là đồng tiền dự trữ ngoại tệ của thế giới. Do đó, nhiều giao dịch quốc tế được thực hiện bằng đôla Mỹ. Hơn nữa, nếu tiền tệ của một quốc gia bắt đầu yếu đi, người dân nước đó sẽ bắt đầu nắm giữ đôla Mỹ và các loại tiền tệ trú ẩn an toàn khác để bảo vệ của cải của họ.

Ví dụ về đồng tiền mạnh

Trong nhóm đồng tiền mạnh, đồng đôla Canada và đôla Úc rất nhạy cảm với giá cả hàng hóa nhưng chúng có khả năng chống chọi tốt hơn so với các quốc gia khác mà còn phụ thuộc vào hàng hóa nhiều hơn. 

Ví dụ, sự sụt giảm mạnh của giá năng lượng trong năm 2014 làm tổn thương cả thị trường Úc và Canada, nhưng đồng rúp của Nga bị ảnh hưởng nặng hơn nhiều. Điều đó nói lên rằng sự mất giá của tiền tệ một quốc gia thường là do sự gia tăng của cung tiền hoặc mất niềm tin vào khả năng dự trữ giá trị của nó trong tương lai, vì các nguyên nhân kinh tế, tài chính hoặc chính phủ. 

Một ví dụ nổi bật về một loại tiền tệ không ổn định hoặc yếu là đồng peso của Argentina. Trong năm 2015, đồng peso đã mất 34,6% giá trị so với đồng đôla Mỹ, khiến nó trở nên kém hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Giá trị của một loại tiền tệ chủ yếu dựa trên các chỉ số kinh tế cơ bản như GDP và việc làm. Sức mạnh quốc tế của đồng đôla Mỹ phản ánh GDP của Mỹ, tính theo giá hiện tại năm 2018, đứng đầu thế giới ở mức 20,51 nghìn tỉ đô la. 

Xếp hạng GDP của Trung Quốc và Ấn Độ lần lượt ở mức thứ 2 và thứ 7 trên toàn thế giới, nhưng cả đồng nhân dân tệ và đồng rupee của Ấn Độ đều không được coi là một loại tiền tệ mạnh. 

Điều này thể hiện rằng chính sách của ngân hàng trung ương và sự ổn định trong cung tiền của một quốc gia cũng có ảnh hưởng lớn đến tỉ giá hối đoái. Ngoài ra còn có sự ưa thích rõ ràng cho đồng tiền của các nước dân chủ trưởng thành có hệ thống pháp lí minh bạch.

(Theo investopedia)


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Hằng Hà

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.