|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Đào tạo độ nhạy cảm (Sensitivity Training) là gì?

14:33 | 31/12/2019
Chia sẻ
Đào tạo độ nhạy cảm (tiếng Anh: Sensitivity Training) là một kiểu đào tạo nhóm tập trung vào việc giúp các thành viên trong tổ chức phát triển nhận thức tốt hơn về động lực nhóm và vai trò của họ trong nhóm.
Đào tạo độ nhạy cảm (Sensitivity Training) là gì? - Ảnh 1.

Hình minh họa

Đào tạo độ nhạy cảm

Khái niệm

Đào tạo độ nhạy cảm trong tiếng Anh là Sensitivity Training.

Đào tạo độ nhạy cảm là một kiểu đào tạo nhóm tập trung vào việc giúp các thành viên trong tổ chức phát triển nhận thức tốt hơn về động lực nhóm và vai trò của họ trong nhóm. 

Nội dung đào tạo thường đề cập đến các vấn đề như giới tính và đa văn hóa, cũng như sự nhạy cảm đối với người khuyết tật. Mục tiêu của đào tạo độ nhạy cảm là tập trung vào sự trưởng thành của cá nhân. 

Kĩ thuật này ban đầu được phát triển bởi Kurt Lewin và Ronald Lippitt vào những năm 1940.

Tầm quan trọng của đào tạo độ nhạy cảm

Nơi làm việc hiện đại đang ngày càng trở nên đa dạng hơn mỗi ngày. Các nhà quản cần phải hiểu biết và nhạy cảm hơn, và có thể thích nghi với các nhu cầu, mối quan tâm và đặc điểm khác biệt của nhiều người khác nhau. 

Đào tạo độ nhạy cảm sẽ giúp các nhà quản tạo ra các mối quan hệ cá nhân tốt với thành viên trong nhóm của họ, và giúp tạo điều kiện cho mối quan hệ nhóm hiệu quả và tôn trọng lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm.

Nội dung của đào tạo độ nhạy cảm trong thực tế

Một phần cốt lõi của đào tạo độ nhạy cảm là mỗi cá nhân chia sẻ nhận thức của chính  mình về những người khác trong nhóm. Điều này bao gồm cung cấp thông tin về tính cách, mối quan tâm, vấn đề tình cảm và những điều khác mà có thể có điểm chung với các thành viên khác.

Do đó, đào tạo độ nhạy cảm đã được so sánh với tâm trị liệu nhóm, vì nó liên quan đến việc khám phá và chia sẻ cảm xúc, tính cách và các mối quan hệ. Tuy nhiên, trọng tâm của nhóm là rất thực tế: các vấn đề hiện tại mà các thành viên và tổ chức phải đối mặt; không bao gồm bất kì nguyên nhân tâm sâu sắc nào về hành vi của một cá nhân.

Mục tiêu chính của đào tạo độ nhạy cảm là dạy cho các thành viên trong nhóm về các hành vi mang tính xây dựng hơn mà sẽ mang lại lợi ích cho họ sau này. Về khía cạnh cá nhân, nó cung cấp cho một người cái nhìn sâu sắc hơn về hành vi của chính người đó, và giúp anh ta/cô ta phát triển những cảm xúc và hành vi điều chỉnh.

Phản hồi cũng là một yếu tố thiết yếu của đào tạo độ nhạy cảm. Phản hồi từ các thành viên khác trong nhóm sẽ giúp cá nhân xác định xem hành vi anh ta/cô ta thể hiện có hiệu quả hoặc tác dụng hay không. 

Phản hồi cũng cung cấp một phương tiện liên học học hỏi về các hành vi được coi là phù hợp trong suốt buổi đào tạo.

Người hướng dẫn cố gắng giúp các cá nhân trở nên cởi mở hơn, tạo điều kiện cho sự thẳng thắn và tự bày tỏ bản thân, để khiến việc giao tiếp trở nên hiệu quả.

Đào tạo độ nhạy giúp cải thiện mối quan hệ giữa các cá nhân. Điều này chắc chắn có thể mang lại lợi ích cho một tổ chức, nhưng các mục tiêu của tổ chức thường "thực tiễn" hơn, ví dụ như tăng lợi nhuận và hiệu suất; và không hẳn là luôn phù hợp với các mục tiêu tạo ra một nơi làm việc nhạy cảm và cởi mở hơn.

Do đó, việc đào tạo phải được điều chỉnh để phù hợp với mục tiêu của tổ chức.

(Theo study.com)

Giang