|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Quản lí lao động (Employee Management) là gì? Nội dung và ý nghĩa

15:02 | 26/11/2019
Chia sẻ
Quản lí lao động (tiếng Anh: Employee Management) là các hoạt động quản lí lao động con người trong một tổ chức nhất định. Trong đó chủ thể quản trị tác động lên khách thể bị quản trị nhằm mục đích tạo ra lợi ích chung của tổ chức.
Quản lí lao động (Work Management) là gì? Nội dung và ý nghĩa - Ảnh 1.

Hình minh họa (Nguồn: wrike.com)

Quản lí lao động

Khái niệm

Quản lí lao động trong tiếng Anh là Employee Management.

Quản lí lao động là tổng thể các hoạt động nhằm tăng cường những đóng góp có hiệu quả của cá nhân để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp, của xã hội và của bản thân người lao dộng.

Các nội dung của quản lí lao động trong doanh nghiệp sản xuất

Nội dung của quản lí lao động có thể chia theo 3 giai đoạn sau đây:

1. Giao đoạn chuẩn bị và tiếp nhận nguồn lao động

- Nghiên cứu, phân tích và thiết kế vị trí, công việc.

- Lập kế hoạch nhân sự và lao động.

- Dự kiến nguồn lao động.

- Tuyển dụng lao động.

2. Giai đoạn tổ chức và sử dụng hiệu quả nguồn lao động

- Phân công và hợp tác lao động.

- Tổ chức và phục vụ tốt nơi làm việc.

- Định mức thời gian lao động.

- Năng suất lao động.

- Trả công lao động: tiền lương và bảo hiểm xã hội.

- Điều kiện lao động và chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lí.

- Đánh giá tình hình thực hiện công việc của người lao động.

- Tăng cường kỉ luật lao động và thi đua sản xuất…

3. Giai đoạn phát triển nguồn lao động

- Đào tạo và đào tạo lại.

- Đề bạt vào các vị trí công tác thích hợp.

- Thuyên chuyển và sa thải.

Ngoài ra quản lí lao động còn giải quyết một số nội dung khác như:

- Đảm bảo thông tin cho người lao động.

- Công đoàn và giải quyết tranh chấp lao động.

- Phúc lợi và chia lợi nhuận.

Ý nghĩa của công tác quản lí lao động

Để sử dụng có hiệu quả nhất lực lượng lao động của doanh nghiệp cần phải coi trọng công tác quản lí lao động.

- Quản lí lao động có ý nghĩa rất quan trọng với sản xuất kinh doanh, vì người lao động là chủ thể chính của quá trình sản xuất kinh doanh, là nguồn lực quí giá nhất trong các nguồn lực của doanh nghiệp. Do đó cần nêu cao vai trò của quản lí lao động.

- Quản lí lao động trong doanh nghiệp nhằm củng cố và duy trì đầy đủ về số lượng, chất lượng lao động cần thiết khi thực hiện các mục tiêu đề ra của doanh nghiệp.

- Quản lí lao động là điều kiện tốt nhất để nâng cao năng suất lao động, chất lượng từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, cũng như nâng cao thu nhập cho người lao động.

- Quản lí lao động còn có thể tìm kiếm và phát triển những hình thức, phương pháp tốt nhất để mọi lao động có thể đóng góp nhiều nhất cho doanh nghiệp đồng thời cũng tạo ra các cơ hội để phát triển chính bản thân người lao động.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế và tổ chức quản lí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, NXB Đại học Xây dựng)

Đức Nhượng