Đánh giá tài nguyên, môi trường (Environment and Resources assessment) là gì?
Hình minh họa (Nguồn: pixabay)
Đánh giá tài nguyên, môi trường
Khái niệm
Đánh giá tài nguyên, môi trường hay đánh giá giá trị, chi phí của tài nguyên và môi trường trong tiếng Anh tạm dịch là: Environment and Resources assessment.
Đánh giá tài nguyên, môi trường là tiến trình áp dụng các phương pháp đo giá trị của chi phí, lợi ích (thường là có thể qui về tiền) cho các nguồn tài nguyên và môi trường.
Hay nói cách khác, là việc sử dụng các phương pháp tiền tệ hoá các giá trị sử dụng trực tiếp, gián tiếp của tài nguyên và giá trị không sử dụng của tài nguyên, môi trường.
Nếu nhìn vào biểu đồ giá trị kinh tế của tài nguyên, môi trường thì chỉ có giá trị trực tiếp sử dụng được tiền tệ hoá và có thể đánh giá được bằng tiền trên thị trường bằng giá cả trực tiếp.
Các thành phần khác của giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường không tồn tại giá cả trên thị trường, như vậy phải dùng các phương pháp đặc thù.
Nhiệm vụ chính của đánh giá tài nguyên, môi trường là tìm ra phần khách hàng hoặc xã hội bằng lòng trả (Willingness to Pay) cho hàng hoá, tài nguyên.
Hình 1. Bằng lòng trả (WTP)
Như vậy phần bằng lòng trả của khách hàng (WTP) bằng phần giá phải trả cộng với phần thặng dư của người tiêu dùng, hay nói cách khác bằng chi phí sản xuất cộng thặng dư của người sản xuất và thặng dư cuả người tiêu dùng.
Sự khác nhau giữa bằng lòng trả và bằng lòng chấp nhận của khách hàng hoặc xã hội (ví dụ chất lượng không khí cho một khu vực bị ô nhiễm)
Khi so sánh WTP và WTA, thì WTA thường lớn hơn WTP bởi vì: WTA người chấp nhận đã có sẵn quyền sở hữu, chi phí tiến hành điều đình bao gồm trong quyền sở hữu, và cuối cùng là do sự giới hạn về ngân sách của người WTP.
Vì sao phải đánh giá môi trường và quan tâm tới hàng hoá công cộng?
- Hiệu quả của sử dụng nguồn tài nguyên
- Sự cạn kiệt dần của nguồn tài nguyên không thể tái tạo và khai thác bền vững các nguồn tài nguyên có thể tái tạo
- Sự sai lệch trong nhận thức về khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên, môi trường
- Không có giá cả thị trường đối với giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường
- Hàng hóa công cộng luôn dẫn đến các chi phí ngoại ứng do các đặc điểm cuả chúng là không có cạnh tranh và không thể loại trừ
- Tài nguyên thiên nhiên mang rất nhiều đặc điểm của hàng hóa công cộng, đây là thách thức cho việc quản lí và đánh giá.
Các phương pháp đánh giá môi trường
Phương pháp chi phí lợi ích
Phương pháp giá trị thị trường
Phương pháp các hàng hoá liên quan, thay thế
Phương pháp chi phí du lịch (TCM)
Phương pháp giá chênh lệch (hưởng lạc) (Hedonic Pricing Method –HPM)
Phương pháp tạo dựng thị trường-đánh giá ngẫu nhiên (Contingent Valuation Method (CVM)
Các phương pháp đánh giá dựa trên chi phí (Cost Based Valuation)
Phương pháp chuyển đổi lợi ích (benifit transfer).
(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế Tài nguyên Môi trường, TS. Nguyễn Văn Song - TS. Vũ Thị Phương Thụy, 2006, Đại học Nông nghiệp Hà Nội)
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/