|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Ngoại ứng tiêu cực (Negative Externalities) trong kinh tế tài nguyên môi trường là gì?

09:56 | 26/09/2019
Chia sẻ
Ngoại ứng tiêu cực (tiếng Anh: Negative Externalities) là sự ảnh hưởng của một hoạt động xảy ra bên trong một hệ tác động lên các yếu tố bên ngoài hệ đó; hoặc các hoạt động xảy ra có ảnh hưởng giữa các thành phần trong từng hệ.
smoke

Hình minh họa (Nguồn: nat.sakimura)

Ngoại ứng tiêu cực

Khái niệm

Ngoại ứng tiêu cực trong tiếng Anh gọi là: Negative Externalities.

Ngoại ứng tiêu cực xảy ra khi mà hoạt động bên trong của hệ kinh tế gây nên những tác động xấu lên hệ môi trường (ngoài hệ kinh tế), hoặc gây nên các tác động bất lợi cho các chủ thể ngay trong hệ kinh tế.

Chẳng hạn như hoạt động của nhà máy giấy (thuộc hệ kinh tế) gây ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí… (tác động đến hệ môi trường), hay sản xuất giấy gây ra tổn thất cho sản xuất nông nghiệp và sức khoẻ con người ở vùng ô nhiễm đó (tác động ngay bên trong hệ kinh tế).

Ngoại ứng tiêu cực biểu hiện sự ảnh hưởng do hoạt động của hệ kinh tế gây ra tác động ngay trong hệ.

Ví dụ, sản xuất nông nghiệp A có sản lượng Q phụ thuộc mức các yếu tố đầu vào và mức sản xuất ngành B gây ra tổn thất, khi đó năng suất sản phẩm biên MPA theo mức sản xuất B là nhỏ hơn 0, tức là hoạt động của ngành B đã gây ra giảm sản lượng cho A, hoặc ngành B gây ra tổn thất chi phí cho ngành A.

Đặc điểm của ngoại ứng tiêu cực trong kinh tế tài nguyên môi trường

Sự ảnh hưởng của một hoạt động hệ kinh tế (gồm cả sản xuất và tiêu dùng…) tác động bất lợi đến ngoài hệ chủ yếu là gây ra ô nhiễm môi trường là một điển hình về ngoại ứng tiêu cực.

Ô nhiễm môi trường, hiểu một cách khái quát đó là sự làm thay đổi tính chất của môi trường vi phạm tiêu chuẩn môi trường.

Khi kinh tế phát triển, dân số ngày càng đông, nhu cầu ngày càng cao nên gây ra ngoại ứng tiêu cực ngày càng lớn đến mức vượt quá khả năng đồng hoá của môi trường là vi phạm tiêu chuẩn môi trường, khi đó gọi là ô nhiễm môi trường.

Xét về mặt kinh tế, ô nhiễm môi trường phụ thuộc vào tác động của chất thải đó là hiệu ứng vật lí tác động mang tính sinh học như

+ Thay đổi giống loài, giảm sút năng suất sinh học; 

+ Tác động mang tính hoá học như gây mưa a xít; 

+ Hay phản ứng của con người đối với tác động đó như sự không hài lòng, giảm sút sức khoẻ…

Như vậy, khi chất thải gây ra ô nhiễm vật lí không có nghĩa là sẽ có ô nhiễm về kinh tế, mà ô nhiễm vật lí đến một mức nào đó sẽ có ô nhiễm về mặt kinh tế.

Do đó, ô nhiễm môi trường về mặt kinh tế là một dạng ngoại ứng được tạo ra từ bên trong của một hoạt động nào đó gây ra chi phí chưa được đền bù cho các đối tượng và hoạt động bên ngoài khác.

Như vậy, trong quá trình phát triển thì ngoại ứng xảy ra là điều tất nhiên. Trong thị trường, giá cả hàng hoá chỉ mới phản ánh chi phí của cá nhân người sản xuất, tức là giá cả hàng hoá ở thị trường chưa phản ảnh chi phí xã hội của hàng hoá. 

Do đó, hoạt động sản xuất hàng hoá gây ô nhiễm hoặc hàng hoá môi trường trong nền kinh tế thị trường đã đưa lại mất mát (thiệt hại) cho xã hội.

Con người cần phải khắc phục ô nhiễm và kiểm soát mức chi phí ngoại ứng đến mức nào có thể chấp nhận được. Nếu những chi phí gây ra cho bên ngoài được đền bù bằng một hình thức nào đó, có thể coi như ô nhiễm đã được giải quyết.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế Tài nguyên Môi trường, TS. Nguyễn Văn Song - TS. Vũ Thị Phương Thụy, 2006, Đại học Nông nghiệp Hà Nội)

Tuyết Nhi

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).