|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Các phương pháp đánh giá dựa trên chi phí (Cost Based Valuation methods) là gì?

10:05 | 30/09/2019
Chia sẻ
Các phương pháp đánh giá dựa trên chi phí (tiếng Anh: Cost Based Valuation methods) là một trong những phương pháp được sử dụng để đánh giá giá trị, chi phí của tài nguyên và môi trường.
pp cost

Hình minh họa (Nguồn: abakussc)

Các phương pháp đánh giá dựa trên chi phí

Khái niệm

Các phương pháp đánh giá dựa trên chi phí trong tiếng Anh gọi là: Cost Based Valuation methods.

Các phương pháp đánh giá dựa trên chi phí là các phương pháp dựa trên chi phí, bao gồm các phương pháp sau:

(a) Phương pháp chi phí cơ hội (opportunity cost) 

Các lợi ích bị quên lãng hoặc phải bỏ (opportunity lost) do thực hiện các hoạt động dự án nào đó. 

Phương pháp này sử dụng ước tính giá trị những hàng hoá của môi trường không có thị trường, hoặc thị trường không phát triển ví dụ giá trị cuả các loại gỗ đun trong rừng có thể tính bằng chi phí cơ hội nếu sử dụng công để thu hoạch chúng.

Như vậy để tiến hành phương pháp này đòi hỏi số liệu phải kịp thời gian, hiệu quả của các hoạt động và tiền lương trong khu vực. 

Khó khăn của phương pháp này là chi phí cơ hội của thời gian, hoặc một số hàng hoá dịch vụ của môi trường không có chi phí cơ hội trong khu vực. 

Một vấn đề lớn nhất của phương pháp này là sử dụng chi phí như là một cách đo lợi ích. Ví dụ: nếu giá trị của gỗ củi là 100,000 đồng/m3 , chi phí ở đây thể hiện tổng giá trị. 

Nếu chúng ta trừ toàn bộ tổng thu cho tổng chi phí như vậy lợi nhuận của hoạt động này bằng không (0), trong khi đó chúng ta đòi hỏi phải ước tính WTP (bao gồm chi phí, thặng dư của người sản xuất, người tiêu dùng. Như vậy, phương pháp này thể hiện sự ước tính nhỏ hơn so với giá trị cần ước tính. 

(b) Chi phí phục hồi (restoration cost) 

Phương pháp này sử dụng đđánh giá các khoản chi phí nhằm tái tạo, phục hồi lại điều kiện ban đầu của một khu vực, hoặc một điều kiện kinh tế xã hội nào đó. Phương pháp này dựa trên một ý tưởng là chi phí tái tạo điều kiện cũ cũng được coi như là lợi ích mang lại. 

(c) Phương pháp chi phí thay thế (replacement cost) 

Ngược với phương pháp chi phí phục hồi, phương pháp này cho sử dụng chi phí thay thế lại các điều kiện chức năng, ví dụ: sinh thái, tài sản bằng các điều kiện do con người tạo ra. 

(d) Phương pháp chi phí chuyển vị trí (relocation cost) 

Sử dụng chi phí thay đổi vị trí của một điều kiện, một hệ sinh thái, một cộng đồng. Phương pháp này thường được sử dụng khi tiến hành xây dựng một công trình (thuỷ điện, đường xá...) chúng ta phải di dời một lượng lớn cộng đồng, hệ sinh thái... 

(e) Phương pháp chi phí bảo vệ (preventive expenditure or defensive expenditure) 

Phương pháp này ước tính chi phí bảo vệ một điều kiện môi trường, lợi ích của môi trường, tài nguyên từ một khu vực cụ thể nào đó. Như vậy phương pháp này tính chi phí phải trả hoặc tiến hành xây dụng để bảo vệ một điều kiện môi truờng trong sạch nguyên thuỷ. 

Các vấn đề thường gặp khi sử dụng các phương pháp dựa trên chi phí 

- Lợi ích của việc duy trì, tái tạo... điều kiện tự nhiên, môi trường bao giờ cũng lớn hơn so với chi phí. Đây là điều kiện để thông qua dự án! Bm > Cm hoặc Bm/Cm> 1.

- Điều kiện cần thiết để sử dụng phương pháp này chúng ta phải giả định rằng điều kiện đầu tư cho phục hồi, duy trì, bảo vệ môi trường sẽ cung cấp một lợi ích tương đương với lợi ích lúc đầu. Bm = B0.

- Trong trường hợp này nếu lợi ích mang lại cho xã hội do chi phí phục hồi gìn giữ thực sự lớn hơn so với lợi ích lúc đầu (original) mang lại. Trong trường hợp này chi phí để duy trì điều kiện môi trường sẽ lớn hơn so với WTP của cộng đồng, xã hội.

- Trong điều kiện sử dụng chi phí thay thế cho lợi ích mang lại từ việc duy trì điều kiện môi trường tự nhiên, chúng ta phải giả định rằng lao động, vốn, đất đai hoàn toàn co dãn.

Nhưng trong một số dự án phục hồi, duy trì điều kiện sẽ làm cho đầu vào (chi phí) của dự án ví dụ đất đai, lao động, vốn không hoàn toàn co dãn, như vậy sẽ ảnh hưởng tới giá chi phí. 

Kết luận: phương phương pháp naỳ chỉ nên sử dụng khi không còn phương pháp đánh giá khác tốt hơn.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế Tài nguyên Môi trường, TS. Nguyễn Văn Song - TS. Vũ Thị Phương Thụy, 2006, Đại học Nông nghiệp Hà Nội)

Tuyết Nhi