|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Chính sách môi trường nông nghiệp (Agricultural environmental policies) là gì?

16:56 | 27/09/2019
Chia sẻ
Chính sách môi trường nông nghiệp (tiếng Anh: Agricultural environmental policies) là một trong những công cụ giúp tăng cường bảo vệ và quản lí tài nguyên môi trường nông nghiệp.
csmtnn

Hình minh họa (Nguồn: faszination-planet)

Chính sách môi trường nông nghiệp

Khái niệm

Chính sách môi trường nông nghiệp trong tiếng Anh tạm dịch là: Agricultural environmental policies.

Chính sách môi trường "nông nghiệp" là một chính sách mới, mà trong đó chính sách nông nghiệp và chính sách môi trường được "hợp thành". 

Trong khái niệm "hợp thành" ngụ ý là những vấn đề kinh tế và những vấn đề liên quan tới chính sách môi trường được phối hợp chặt chẽ với nhau ở ngày hôm nay thì sẽ tạo ra một nền nông nghiệp bền vững lâu dài. 

Tác động của hoạt động nông nghiệp tới môi trường

Các hoạt động nông nghiệp gồm cả các tác động tích cực và tiêu cực đối với môi trường. Thông qua việc làm biến đổi chất lượng, số lượng của đất đai, muối, không khí, các quần thể tự nhiên, đa dạng hóa sinh học và cảnh quan. 

Mức độ ảnh hưởng đến môi trường này phụ thuộc vào các ảnh hưởng của hoạt động canh tác tới hệ sinh thái ở các cấp đđịa phương, vùng, quốc gia hay toàn cầu. 

Trong khi đó, một số các tác động môi trường của nông nghiệp diễn ra ngoài nông trại, điều đó gây ra khó khăn để phân biệt các ảnh hưởng của từng trang trại cụ thể. 

Ý nghĩa của chính sách môi trường nông nghiệp

Các thách thức của chính sách là giảm tác động tiêu cực và tăng các tác động tích cực đến môi trường, thông qua các thước đo cụ thể của chính sách môi trường -nông nghiệp được gắn liền với cải tổ các chính sách nông nghiệp. 

Kết quả việc cải tổ các chính sách Nông nghiệp là tạo ra các cơ hội cho nông dân phát triển các nguồn thu nhập thay thế. Đây là một giải pháp cho nông dân cung cấp nhiều hàng hoá và tài sản khác từ kinh tế nông thôn, cùng với việc tạo ra hệ sinh thái tự nhiên đa dạng.

Chính sách môi trường - nông nghiệp trước hết là một chính sách nhằm giảm tác động tiêu cực (yếu tố phi kinh tế ngoại sinh) của nông nghiệp lên môi trường. 

Các công cụ và cách tiếp cận chính sách môi trường - nông nghiệp được áp dụng trên một phạm vi rộng lớn nhằm cải thiện các thực trạng môi trường và sẽ có thể giúp người nông dân thích ứng với các hoạt động canh tác bền vững, tác động tích cực đến phát triển nông nghiệp. 

Đối với các nước công nghiệp phát triển, chính sách môi trường – nông nghiệp gắn liền với các giải pháp đổi mới trong nông nghiệp với mục tiêu chính là giải quyết vấn đề dư thừa lưng thực, thực phẩm. Do vậy, giải pháp cơ bản của chính sách môi trường - nông nghiệp là "quảng canh hoá nông nghiệp". 

Quan điểm khác từ các nhà kinh tế Nhật Bản và Cộng đồng chung châu Âu đó là nông nghiệp khởi đầu tạo ra những kết quả tích cực (yếu tố kinh tế ngoại sinh, tác động có lợi), có tiếng vang lớn và trở thành cơ sở lí thuyết cho chính sách "không kết nối" hoặc "kết nối lại" (chính sách trả trực tiếp cho người nông dân) 

Mà nó đã được thực hiện cách đây 15 năm ở nhiều nước công nghiệp hoá cao.

Các công cụ này sẽ được thiết kế nhằm tránh đi áp lực bởi nhận thức rằng: sự tồn tại các quyền sở hữu tài sản là hoàn toàn đúng và bất khả xâm phạm - điều này có thể làm phức tạp hoá các kết quả của các mục tiêu chính sách môi trường trong dài hạn. 

Tuy nhiên, việc cải tổ này có thể không đủ mức đđạt được các kết quả môi trường như mong muốn, một phần là do các thị trường không hoàn hảo đối với một vài lợi ích môi trường. 

Hội thảo về nền nông nghiệp tạo ra lợi ích cho môi trường của những nước công nghiệp hoá cao tổ chức ở Helsinki, Phần Lan năm 1996. 

Những thảo luận quan trọng trong cuộc hội thảo này bao gồm:

(1) Những lợi ích gì cho môi trường nông nghiệp; 

(2) Đâu là ranh giới đẻ phân biệt giữa người nông dân tự bù đắp chi phí đđối phó với sự ô nhiễm môi trường (theo nguyên tắc PPP, người gây ô nhiễm phải trả), chính là khoản trả trực tiếp người nông dân từ nguồn thuế của quốc gia; 

(3) Phương pháp phân tích kinh tế lượng nào đã có và tối ưu cho việc đánh giá lợi ích môi trường từ nông nghiệp. 

Các ý kiến thống nhất chung giữa các nước công nghiệp hoá cao đó là nông nghiệp có thể gây lên những tác động tích cực (lợi ích cho môi trường) hoặc tạo ra những tác động tiêu cực (ô nhiễm môi trường), liên quan đến 6 yếu tố: đất, nước, không khí, môi trường sống, đa dạng sinh học, cảnh quan. 

Các vấn đđó có biên giới là "mức tham khảo" (điểm chuẩn) để phân biệt giữa phạm vi áp dụng nguyên tắc PPP và phần trả trực tiếp từ nguồn thuế (nguyên tắc chi trả công cộng). 

Vì vậy, khoản trả trực tiếp sẽ cho phép người nông dân góp phần đem lại lợi ích môi trường ở trên "mức tham khảo" và nguyên tắc PPP phải được thực hiện để người nông dân đòi lại được phần ô nhiễm dưới mức tham khảo. 

Chính sách môi trường giúp người nông dân trong quá trình canh tác quan tâm tới 6 yếu tố ở trên để giảm bớt hoạt động tiêu cực và tăng tác động tích cực. 

Những người làm chính sách ở các nước OECD đã tìm kiếm các cách thức, trong đó Chính phủ sẽ có thể xúc tiến các giải pháp thị trường cùng với việc thiết kế và thực hiện các chính sách đđạt đến nền nông nghiệp bền vững hiệu quả cao với chi phí nguồn lực và chi phí thương mại ít nhất.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế Tài nguyên Môi trường, TS. Nguyễn Văn Song - TS. Vũ Thị Phương Thụy, 2006, Đại học Nông nghiệp Hà Nội)

Tuyết Nhi

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.