|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Công ước CMR (CMR Convention) là gì?

14:19 | 19/11/2019
Chia sẻ
Công ước CMR (tiếng Anh: CMR Convention, viết tắt: CMR) là công ước quốc tế được kí kết bởi các nước Tây Âu có hiệu lực năm 1961.
images

Công ước CMR (CMR Convention) (Nguồn: vehco)

Công ước CMR (CMR Convention)

Công ước CMR - danh từ, trong tiếng Anh được gọi là CMR Convention, tên đầy đủ là Convention on the Contract for the International Carriage of Goods by Road, viết tắt là CMR.

Nhằm mục đích thống nhất và tiêu chuẩn hóa các qui tắc, điều kiện điều chỉnh các hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ quốc tế, đặc biệt về chứng từ và trách nhiệm của người chuyên chở đường bộ, các nước Tây Âu đã kí kết Công ước về hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường bộ quốc tế hay còn gọi là công ước CMR ngày 19/5/1956 tại Genève, có hiệu lực từ ngày 02/7/1961.

Đến nay, công ước CMR đã có 30 nước châu Âu tham gia.

Nội dung công ước CMR

Phạm vi áp dụng

Công ước CMR áp dụng cho mọi hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường bộ khi nơi nhận hàng để chở và nơi nhận hàng để chở và nơi giao hàng ghi trong hợp đồng vận tải nằm ở hai nước khác nhau, trong đó có ít nhất một nước là thành viên của Công ước CMR.

Hợp đồng vận tải

Điều 4 công ước CMR qui định: Hợp đồng vận tải được xác nhận bằng một Giấy gửi hàng (Consigment note). Việc thiếu, không có hoặc mất giấy gửi hàng sẽ không ảnh hưởng đến sự tồn tại hoặc hiệu lực của hợp đồng vận tải. Trong trường hợp này sẽ căn cứ vào các điều khoản của Công ước.

Về nguyên tắc, giấy gửi hàng là bằng chứng hiển nhiên của việc kí kết hợp đồng chuyên chở, của các điều kiện, điều khoản của hợp đồng vận tải và việc nhận hàng của người chuyên chở.

Nếu trên giấy gửi hàng không có ghi chú, bảo lưu của người chuyên chở thì được suy đoán rằng hàng hóa và bao bì là ở trong điều kiện tốt khi người chuyên chở nhận hàng và số kiện, kí mã hiệu và số hiệu của hàng hóa là phù hợp với lời ghi trong giấy gửi hàng, trừ phi người chuyên chở có thể chứng minh ngược lại.

Giấy gửi hàng bao gồm một số nội dung sau:

- Ngày và nơi lập giấy gửi hàng;

- Tên và địa chỉ của người gửi hàng;

- Tên và địa chỉ của người nhận;

- Ngày và nơi nhận hàng để chở, nơi dự định giao hàng;

- Tên và địa chỉ của người nhận hàng;

- Mô tả về tính chất của hàng hóa, phương pháp đóng gói và tính chất nguy hiểm của hàng hóa, nếu có;... (Theo Giáo trình Luật Thương mại Quốc tế, NXB Lao động Xã hội)

Khai Hoan Chu

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.