|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Công bằng xã hội (Social equality) là gì? Ý nghĩa

14:51 | 05/12/2019
Chia sẻ
Công bằng xã hội (tiếng Anh: Social equality) là tình trạng mà mọi quyền lợi, nghĩa vụ của các thành viên xã hội có và được thực hiện phù hợp với các giá trị xã hội.
libra-2218367_960_720

Hình minh hoạ (Nguồn: pixabay)

Công bằng xã hội

Khái niệm

Công bằng xã hội trong tiếng Anh được gọi là Social equality.

Khái niệm công bằng xã hội còn nhiều ý kiến tranh luận và được diễn giải bằng nhiều khái niệm khác nhau. 

- Ngân hàng Thế giới cho rằng công bằng xã hội là "công bằng trong các cơ hội cho mọi người". 

- Có khái niệm nhấn mạnh công bằng xã hội là công bằng trong các quan hệ "giữa cá nhân/xã hội, và giữa các cá nhân về cống hiến/hưởng thụ, quyền lợi/nghĩa vụ". 

- Có khái niệm khác thì cho rằng công bằng xã hội "là các giá trị định hướng cho quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng về vật chất và tinh thần".

- Công bằng xã hội là tình trạng mà mọi quyền lợi, nghĩa vụ của các thành viên xã hội có và được thực hiện phù hợp với các giá trị xã hội để khuyến khích tối đa khả năng đóng góp và hạn chế tối thiểu khả năng gây hại của mỗi cá nhân cho xã hội trong dài hạn.

Công bằng xã hội phải bảo đảm khuyến khích tối đa khả năng đóng góp và hạn chế tối thiểu khả năng gây hại của mỗi cá nhân đối với xã hội.

Theo khái niệm nêu trên, công bằng xã hội có quan hệ mật thiết với sự phát triển bền vững và sự phát triển bền vững được xác định trên cơ sở đóng góp tối đa và gây hại tối thiểu của mỗi thành viên đối với xã hội trong dài hạn. 

Ý nghĩa

Để một quốc gia có thể vươn lên trong một thế giới phát triển sôi động như hiện nay thì phát triển nhanh và bền vững là yêu cầu tất yếu. Công bằng xã hội trong mọi khía cạnh phải có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển nhanh và bền vững. 

Không công bằng đến mức độ nhất định chắc chắn gây ra phản ứng tiêu cực từ các đối tượng chịu thiệt và hạn chế sự phát triển dài hạn của xã hội. 

Không công bằng còn phát sinh những ảnh hưởng tiêu cực từ phía các đối tượng được lợi quá nhiều theo qui luật hiệu suất giảm dần và cuối cùng cũng hạn chế sự phát triển dài hạn của đất nước.

(Tài liệu tham khảo: Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, TS. Bùi Đại Dũng, ThS. Phạm Thu Phương, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Phát triển, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội)


Diệu Nhi

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.