|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Cơ sở hoạt động sự nghiệp (Public Service Facility) là gì?

18:04 | 01/05/2020
Chia sẻ
Cơ sở hoạt động sự nghiệp (tạm dịch: Public Service Facility) là một loại tài sản công của đơn vị sự nghiệp công lập.
Cơ sở hoạt động sự nghiệp (Public Service Facility) là gì? - Ảnh 1.

Cơ sở hoạt động sự nghiệp (Public Service Facility) (Ảnh: Tạp chí Tài chính).

Cơ sở hoạt động sự nghiệp (Public Service Facility)

Cơ sở hoạt động sự nghiệp - danh từ, trong tiếng Anh tạm dịch là Public Service Facility.

Cơ sở hoạt động sự nghiệp là đất, nhà làm việc, công trình sự nghiệp và tài sản khác gắn liền với đất phục vụ hoạt động quản và cung cấp dịch vụ công của đơn vị sự nghiệp công lập.

Đầu tư xây dựng cơ sở hoạt động sự nghiệp

1. Việc đầu tư xây dựng cơ sở hoạt động sự nghiệp, kể cả trong trường hợp sử dụng vốn vay, vốn huy động, liên doanh, liên kết, được thực hiện khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

a) Chưa có cơ sở hoạt động sự nghiệp hoặc cơ sở hoạt động sự nghiệp hiện có còn thiếu diện tích so với tiêu chuẩn, định mức;

b) Nhà nước không có tài sản để giao và không thuộc trường hợp thuê cơ sở hoạt động sự nghiệp.

2. Việc đầu tư xây dựng cơ sở hoạt động sự nghiệp được thực hiện theo qui định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về xây dựng và pháp luật có liên quan.

3. Không bố trí vốn đầu tư công, ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng mới tài sản chỉ sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết.

4. Đối với đầu tư xây dựng cơ sở hoạt động sự nghiệp theo hình thức đối tác công tư:

a) Được thực hiện theo qui định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về xây dựng, pháp luật về đấu thầu. Trường hợp sử dụng cơ sở hoạt động sự nghiệp hiện có của cơ quan nhà nước để tham gia dự án thì phải có quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền;

b) Cơ quan nhà nước đang quản cơ sở hoạt động sự nghiệp có trách nhiệm theo dõi, báo cáo phần cơ sở hoạt động sự nghiệp được sử dụng để tham gia dự án trong quá trình thực hiện dự án;

c) Nhà đầu tư được quản , sử dụng, khai thác phần tài sản thuộc về nhà đầu tư trong thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng; nhà đầu tư có trách nhiệm chuyển giao quyền sở hữu, sử dụng, khai thác phần tài sản của mình cho Nhà nước Việt Nam theo hợp đồng dự án, bảo đảm điều kiện thuật vận hành công trình bình thường, phù hợp với các yêu cầu của hợp đồng dự án.

Trường hợp thực hiện dự án đầu tư theo hình thức cùng khai thác thì việc khai thác phần tài sản thuộc về nhà đầu tư phải bảo đảm không ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan nhà nước;

d) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân và phương án xử đối với tài sản do nhà đầu tư chuyển giao theo qui định. (Theo Luật Quản lí sử dụng tài sản công năm 2017)

Hoàng Huy