|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Cơ quan giám sát hàng dệt may (Textiles Monitoring Body - TMB) là gì?

09:57 | 11/11/2019
Chia sẻ
Cơ quan giám sát hàng dệt may (tiếng Anh: Textiles Monitoring Body, viết tắt: TMB) là một tổ chức được thành lập bởi WTO nhằm giám sát việc thực hiện hiệp định ATC.
2016-08-03-10-12-textileindustry_cropped_70

Cơ quan giám sát hàng dệt may (Textiles Monitoring Body - TMB) (Nguồn: just-style)

Cơ quan giám sát hàng dệt may (Textiles Monitoring Body - TMB)

Cơ quan giám sát hàng dệt may - danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Textiles Monitoring Body, viết tắt là TMB.

Cơ quan Giám sát hàng dệt may (TMB) là cơ quan được thành lập bởi WTO trong khuôn khổ vòng đàm phán Uruguay, có nhiệm vụ giám sát việc thi hành Hiệp định ATC và xem xét tất cả biện pháp được thực hiện một cách phù hợp với Hiệp định, cũng như tiến hành thực hiện các yêu cầu riêng của Hiệp định. 

TMB bao gồm một Chủ tịch và 10 uỷ viên. Các uỷ viên được chọn là đại diện của các Thành viên và được luân phiên sau các nhiệm kì thích hợp. Các uỷ viên hoạt động trên cơ sở trách nhiệm cá nhân. (Theo World Trade Organization - WTO)

Nội dung hoạt động của TMB

1. TMB xây dựng qui trình làm việc riêng của mình. Tuy nhiên, sự đồng thuận trong TMB không yêu cầu phải có sự chấp thuận của các uỷ viên do các Thành viên liên quan đến vấn đề tồn tại đang được TMB xem xét bổ nhiệm.

2. TMB được xem như một cơ quan thường trực và sẽ họp khi cần thiết để thực hiện chức năng của nó theo Hiệp định ATC. Cơ quan này dựa vào các thông báo và các thông tin do các Thành viên cung cấp theo các qui định có liên quan của Hiệp định, cũng như mọi thông tin bổ sung hay các chi tiết cần thiết do các thành viên đệ trình hay do chính TMB quyết định thu thập từ các Thành viên. 

TMB cũng có thể dựa vào các thông báo đã được gửi tới các cơ quan khác của WTO và các báo cáo của các cơ quan này hay các nguồn khác nếu thấy thích hợp.

3. Các Thành viên phải dành cho nhau những cơ hội tham vấn thích hợp liên quan đến mọi vấn đề tác động đến sự hoạt động của Hiệp định ATC.

4. Trong trường hợp các cuộc tham vấn theo qui định không đạt được các giải pháp mà hai bên nhất trí, TMB sẽ đưa ra ý kiến với các Thành viên liên quan theo yêu cầu của bất cứ Thành viên nào, sau khi đã xem xét vấn đề toàn diện và nhanh chóng.

5. Bất cứ thành viên nào yêu cầu, TMB sẽ rà soát nhanh chóng mọi vấn đề mà Thành viên đó cho rằng ảnh hưởng đến quyền lợi của mình.

Khi các cuộc tham vấn giữa TMB với các Thành viên liên quan không mang lại giải pháp thoả mãn các bên,TMB sẽ có ý kiến nhận xét mà họ thấy cần thiết với các Thành viên liên quan và đưa ra các mục tiêu rà soát theo qui định. (Theo Agreement on Textiles and Clothing - ATC)

Khai Hoan Chu