|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Hiệp định về hàng dệt may (Agreement on Textiles and Clothing - ATC) là gì?

09:21 | 11/11/2019
Chia sẻ
Hiệp định về hàng dệt may (tiếng Anh: Agreement on Textiles and Clothing, viết tắt: ATC) được ra đời vào năm 1994 trong khuôn khổ Vòng đàm phán Uruguay.
atc_agreement-on-textiles-and-clothing

Hiệp định về hàng dệt may (Agreement on Textiles and Clothing - ATC) (Nguồn: Abbreviation)

Hiệp định về hàng dệt may (Agreement on Textiles and Clothing - ATC) 

Hiệp định về hàng dệt may - danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Agreement on Textiles and Clothing, viết tắt là ATC.

Hiệp định về hàng dệt may hay còn gọi là hiệp định ATC, là một thỏa thuận quốc tế của WTO vào năm 1994 trong khuôn khổ Vòng đàm phán Uruguay, với nội dung đặt ra hạn ngạch về xuất khẩu dệt may của các nước đang phát triển sang các nước phát triển. 

Hiệp định ATC chấm dứt vào ngày 31/12/2004, là hiệp định duy nhất của WTO qui định về việc tự chấm dứt hiệu lực. (Theo Financial Dictionary)

Nội dung hiệp định ATC

Hiệp định ATC được thực hiện theo một lịch trình 10 năm với 4 giai đoạn gồm các nội dung chính sau: 

1. Đưa ra danh mục hàng hóa áp dụng theo hiệp định gồm cả hàng len sợi, cói và sợi tổng hợp, sản phẩm dệt và hàng may mặc.

2. Đưa ra một chương trình theo đó các hàng hóa này hội nhập đầy đủ theo các nguyên tắc của GATT-94.

3. Thực hiện việc tự do hóa trong đó hạn ngạch liên tục giảm bằng cách tăng tỉ lệ hạn ngạch được bãi bỏ hàng năm.

4. Đưa ra một cơ chế bảo vệ đặc biệt để giải quyết các trường hợp phát sinh gây thiệt hại nghiêm trọng đối với các nhà sản xuất trong nước.

5. Thành lập Cơ quan giám sát hàng dệt may (Textiles Monitoring Body - TMB) để giám sát thực hiện hiệp định ATC.

6. Qui định về việc quản lí hạn ngạch, áp dụng các biện pháp hạn chế không theo MFA và các cam kết khác có ảnh hưởng đến hàng dệt may.

Những tiến bộ của hiệp định ATC

Nhìn chung, Hiệp định ATC có mục tiêu là thúc đẩy tự do hóa thương mại đối với hàng dệt may, và điều chỉnh thống nhất mặt hàng nhạy cảm này. Bên cạnh đó, hiệp định ATC còn có những điểm tiến bộ như sau:

1. Hiệp định ATC được chia ra và áp dụng từ sau vòng đàm phán Uruguay, khi đó GATT đã được chính thức chuyển thành WTO. 

2. ATC là một hiệp định đóng, có lịch trình thực hiện 10 năm kể từ ngày có hiệu lực. Đến ngày 01/01/2005, hiệp định ATC sẽ chấm dứt hiệu lực và ảnh hưởng điều chỉnh, khi đó toàn bộ hạn ngạch được dỡ bỏ và mặt hàng dệt may hội nhập đầy đủ vào WTO. Nói một cách khác, Hiệp định ATC có tính ổn định cao hơn trong một lịch trình được định sẵn.

3. Tất cả các bước thực hiện hiệp định ATC theo các giai đoạn được giám sát chặt chẽ bằng một số cơ quan riêng của WTO. Các tranh chấp được đưa đến DSB để thông qua quá trình tố tụng và phán quyết có tính chất pháp lí. 

4. Hiệp định ATC đặt ra mục tiêu loại bỏ các hạn chế về số lượng và giảm thuế. (Theo Giáo trình Tổ chức thương mại thế giới, NXB Chính trị quốc gia)


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Khai Hoan Chu