|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Cơ chế quản lí xuất nhập khẩu (Import and Export Management Mechanism) là gì?

16:31 | 30/09/2019
Chia sẻ
Cơ chế quản lí xuất nhập khẩu (Import and Export Management Mechanism) là việc hợp tác giữa các quốc gia tạo nên sự phát triển kinh tế cho cả thế giới. Có rất nhiều rủi ro và vấn đề phát sinh nên cần có một cơ chế quản lí việc xuất nhập khẩu phù hợp của từng quốc gia để hoạt động này được duy trì ổn định.
Cơ chế quản lý xuất nhập khẩu (Import and Export Management Mechanism) là gì? - Ảnh 1.

Hình minh họa (Nguồn: Infoentrepreneurs.org)

Cơ chế quản xuất nhập khẩu

Khái niệm

Cơ chế quản lí xuất khập khẩu trong tiếng Anh là Import and Export Management Mechanism.

Cơ chế quản xuất nhập khẩu có thể hiểu là các phương thức mà qua đó, Nhà nước tác động có định hướng theo những điều kiện nhất định mà các đối tượng (chủ thể và khách thể) tham gia hoạt động xuất nhập khẩu nhằm đảm bảo cho sự tự vận động của hoạt động xuất nhập khẩu hướng đến các mục tiêu kinh tế - xã hội của Nhà nước.

Nguyên tắc cơ bản vận hành cơ chế quản xuất nhập khẩu

• Đảm bảo hoạt động xuất nhập khẩu và tổ chức sản xuất kinh doanh phát triển phù hợp với yêu cầu của các quy luật, đặc biệt là các quy luật kinh tế, các quy luật của thị trường. Hoạt động sản xuất, lưu thông hàng hóa bao gồm hoạt động xuất nhập khẩu đều phải tuân theo những quy luật khách quan của sản xuất và lưu thông hàng hóa. 

Để thực hiện nguyên tắc này, đòi hỏi đội ngũ lao động trong hệ thống chủ thể quản Nhà nước phải có đủ trình độ nhận biết và khả năng vận dụng các quy luật trong việc xây dựng cơ chế, chính sách xuất nhập khẩu phù hợp với các yêu cầu của quy luật kinh tế.

• Đảm bảo thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản . Cơ chế phải đảm bảo cho Nhà nước với tư cách là người chỉ huy, phải đảm bảo mọi hoạt động xuất nhập khẩu với nước ngoài theo đúng định hướng của Nhà nước. Đồng thời với tư cách là người điều tiết và điều chỉnh hoạt động thương mại với nước ngoài. 

Nhà nước cần tôn trọng, phát huy tính năng động, tính chủ động trong sản xuất, kinh doanh của các chủ doanh nghiệp phù hợp với điều kiện của nền kinh tế thị trường và thị trường quốc tế.

• Thực hiện mục tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội, lấy đó làm mục tiêu cuối cùng của hoạt động quản . Hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động xuất nhập khẩu là thước đo kết quả của cơ chế và chính sách xuất nhập khẩu. 

Các nhà quản phải có nhưng quan điểm đúng đắn về hiệu quả kinh tế - xã hội đồng thời có tri thức nhất định, tính toán hiệu quả và có phương pháp luận xét hiệu quả kinh tế.

• Kết hợp hài hòa giữa các lợi ích: lợi ích dân tộc, lợi ích của các đối tác, bạn hàng. Phải coi trọng và bảo vệ lợi ích kinh tế - xã hội, coi hiệu quả kinh tế - xã hội là mục tiêu, là tiêu chuẩn của sự tăng trưởng kinh tế. 

Đồng thời không được coi nhẹ lợi ích của doanh nghiệp và cá nhân người lao động, phải coi lợi ích cá nhân là lao động lực lượng trực tiếp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu.

Những điều kiện để thực hiện cơ chế quản xuất nhập khẩu

• Giữ vững ổn định chính trị: có ổn định chính trị trong nước mới tạo được môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp bỏ vốn vào sản xuất kinh doanh.

• Có sự nhất quán giữa cơ chế quản kinh tế chung, cơ chế quản xuất nhập khẩu và cơ chế quản ngành có liên quan. Sự nhất quán này nhằm tạo tính đồng bộ trong quản theo mục tiêu chung đã định.

• Hoàn thiện hệ thống luật pháp quốc gia tạo thuận lợi cho kinh doanh và phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế, tham gia các công việc quốc tế có liên quan dến thương mại.

• Kiện toàn hệ thống tổ chức kinh doanh, bộ máy quản nhà nước, các chế định trong lĩnh vực thương mại và xuất nhập khẩu.

• Xây dựng đội ngũ, đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách quản xuất nhập khẩu.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trinh Kinh tế Ngoại thương, NXB Lao động - Xã hội)

Đỗ Đức Nhượng