|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Ngân hàng DBS tăng đầu tư công nghệ quản lí tiền mặt ở Việt Nam

07:05 | 24/09/2019
Chia sẻ
Khi dòng chảy thương mại xoay quanh châu Á đang trải qua sự điều chỉnh to lớn giữa thương chiến Mỹ-Trung, Ngân hàng DBS nhận thấy hoạt động kinh doanh “ăn nên làm ra” trong các thị trường tăng trưởng và dự định vun đắp cho hoạt động dịch vụ giao dịch trên toàn cầu ở đó, Finews đưa tin.
e86091ae04c4569c754c828254324e29_w500_h300_cp

Ảnh minh họa.

DBS sắp đạt mục tiêu tăng gấp 4 lần mảng quản lí tiền mặt trong 5 năm (tức đến năm 2020), đạt mục tiêu một năm trước hạn, John Laurens, Trưởng bộ phận dịch vụ giao dịch toàn cầu tại DBS, nói trong ngày thứ Hai (23/9).

Theo Laurens, đà giảm tốc của kinh tế Trung Quốc và giá hàng hóa suy giảm đã khiến tỷ trọng doanh thu từ tài chính thương mại đi xuống từ 70% xuống 30% trong 5 năm qua.

 Tuy nhiên, trước tình cảnh đó, hoạt động quản lí tiền mặt bỗng trở thành động lực tăng trưởng chính của DBS, đóng góp đến 70% doanh thu, trong đó tỷ lệ tăng trưởng hàng năm tích lũy (CAGR) đạt 39% trong giai đoạn 2015-2018.

Tính chung, doanh thu từ mảng ngân hàng giao dịch toàn cầu của DBS tăng trưởng từ 1,59 tỉ SGD (tương đương 1,16 tỉ USD) lên 2,45 tỉ SGD trong cùng kì, tức CAGR đạt 15%.

Thúc đẩy khả năng kỹ thuật số

Laurens cho biết DBS đã lên kế hoạch thúc đẩy doanh thu dịch vụ giao dịch toàn cầu ở Việt Nam và khu vực Greater Bay Area tăng trưởng thêm 30% và 55% trong 5 năm tới và cũng sẽ đẩy mạnh năng lực kỹ thuật số bằng cách tăng gấp ba lần khoản đầu tư công nghệ trong các giải pháp quản lí tiền mặt ở Việt Nam.

"Ngân hàng giao dịch sẽ trở thành một trong lĩnh vực tân tiến về công nghệ và tăng trưởng nhanh chóng nhất của ngân hàng", ông nói.

Minh Tuấn

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.