|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Chuyển giao tài sản vô hình (Transfer of intangible assets) là gì?

18:20 | 15/10/2019
Chia sẻ
Chuyển giao tài sản vô hình (tiếng Anh: Transfer of intangible assets) là một loại hình thức hợp đồng trong kinh doanh quốc tế.
Is%2Bthe%2BScientist-Practitioner%2BGap%2Ban%2BImpossible%2BChasm%2Bof%2BDespair%2Bmuhammet%2Bnegiz%2Bblog

Hình minh họa (Nguồn: asriran)

Chuyển giao tài sản vô hình

Khái niệm

Chuyển giao tài sản vô hình hay Licensing – Lixăng trong tiếng Anh tạm dịch là: Transfer of intangible assets.

Li-xăng là hợp đồng thông qua đó một doanh nghiệp (người cấp giấy phép) trao quyền sử dụng những tài sản vô hình cho một doanh nghiệp khác (người được cấp giấy phép) trong một khoảng thời gian nhất định và nhận được một khoản tiền nhất định từ phía người được cấp giấy phép do sử dụng tài sản đó. 

Những tài sản vô hình này thường rất đa dạng như: nhãn hiệu (tên mậu dịch, tên thương mại các hàng hóa), kiểu dáng công nghiệp, bí quyết công nghệ (bí quyết kĩ thuật), phát minh, sáng chế,…

Gắn liền với những tài sản vô hình này có nhiều loại hợp đồng cấp giấy phép như độc quyền hoặc không độc quyền, hợp đồng sử dụng bằng phát minh, sáng chế hay nhãn hiệu, bí quyết công nghệ,…

Một công ty có công nghệ, bí quyết kĩ thuật hoặc uy tính nhãn hiệu cao có thể sử dụng hợp đồng Li-xăng để tăng thêm lợi nhuận cho công ty mà không cần đầu tư thêm. 

Chuyển giao các nhãn hiệu thương mại là điều kiện rất quan trọng đối với hình thức Lixăng. Một số công ty lớn, đặc biệt là các công ty Mỹ đang thực hiện các hoạt động kinh doanh trên cơ sở sự nổi tiếng của nhãng hiệu sản phẩm của họ. 

Cần lưu ý rằng trong những hợp đồng cấp giấy phép người bán không muốn cung cấp thông tin mà không có sự đảm bảo chi trả và người mua không muốn trả tiền nếu không có những thông tin đáng giá. 

Ưu nhược điểm

Trên thực tế hình thức Li-xăng có những ưu và nhược điểm sau đây: 

Ưu điểm: 

- Giúp các doanh nghiệp tiếp cận được thị trường khó xâm nhập 

- Giúp các doanh nghiệp nhanh chóng mở rộng thị trường 

- Hạn chế rủi ro về tài chính 

- Thích hợp với kinh doanh một số nhóm sản phẩm hàng hóa như nước giải khát, sách báo, ấn phẩm, phần mềm,… 

- Giúp cho việc giao nhận hàng và mức độ dịch vụ trong thị trường địa phương được cải tiến 

Nhược điểm: 

- Có thể làm tiết lộ bí mật và kinh nghiệm đã tích lũy qua nhiều năm. 

- Tạo ra nhiều đối thủ cạnh tranh mới trong tương lai. 

- Khó kiểm soát được đối với các hoạt động của bên nhận Li-xăng cả về số lượng và chất lượng sản phẩm 

- Sự ứng xử bị động với thị trường 

- Có thể dẫn tới loại bỏ một số thị trường xuất khẩu 

- Trong hoạt động Li-xăng chi phí điều chỉnh cho phù hợp với môi trường địa phương chuyển giao và kiểm soát cao.

(Tài liệu tham khảo: Bài giảng Quản trị Kinh doanh Quốc tế, GS.TS. Bùi Xuân Phong, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, 2013)

Tuyết Nhi

[Infographic] Bức tranh kinh tế vĩ mô 4 tháng đầu năm qua các con số
Trong 4 tháng đầu năm, xuất hiện nhiều điểm sáng của nền kinh tế như: Xuất siêu hơn 8 tỷ USD, sản xuất công nghiệp phục hồi tăng trưởng 6%, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 6,2 triệu lượt khách, cao hơn cả cùng kỳ năm 2019. Dù vậy, nền kinh tế vẫn gặp nhiều khó khăn, số doanh nghiệp rút lui vẫn cao hơn cả số doanh nghiệp gia nhập thị trường.