Masterbrand là gì? Masterbrand và danh mục thương hiệu
Hình minh họa. Nguồn: brandingpower.com
Masterbrand
Khái niệm
Masterbrand là một thương hiệu bao quát, đóng vai trò là điểm neo chính mà tất cả các sản phẩm khác dựa trên nó. Việc xây dựng Masterbrand là một trong những cột chính trong kiến trúc thương hiệu, nhằm liên kết các dòng sản phẩm của công ty với những giá trị mà thương hiệu đại diện.
Mặc dù các sản phẩm riêng lẻ có thể có tên và nhận diện thương hiệu riêng, nhưng Masterbrand là công cụ củng cố niềm tin của người tiêu dùng rằng các sản phẩm được phân loại rõ ràng. Virgin là một ví dụ nổi tiếng về Masterbrand.
Nếu Masterbrand được xây dụng đúng cách, người tiêu dùng sẽ tự động gán những phẩm chất của Masterbrand cho các thương hiệu có liên quan với nó, dù chỉ trong mức độ tiềm thức.
Tất nhiên, chiến lược này hoạt động tốt nhất khi Masterbrand được người tiêu dùng đánh giá tích cực, do đó họ cho rằng có sự nhất quán về chất lượng trên tất cả các thương hiệu và sản phẩm.
Ưu nhược điểm của Masterbrand
Xây dựng Masterbrand có một số lợi ích, ví dụ như tạo ra nhận thức về thương hiệu tốt hơn và giảm chi phí marketing, hoặc có thể tạo điều kiện cho phản hồi của khách hàng và tích hợp thương hiệu. Xây dựng Masterbrand thành công là một cách để doanh nghiệp tạo ra hào kinh tế.
Doanh nghiệp xây dựng Masterbrand nên lưu ý rằng một số dòng sản phẩm hoặc hoạt động kinh doanh có thể có những yêu cầu hoặc nhu cầu marketing độc đáo hoặc khác biệt không phù hợp với kiểu kiến trúc thương hiệu đơn lẻ, cứng nhắc.
Masterbrand và danh mục thương hiệu
Masterbrand là một phần của kiến trúc thương hiệu bao gồm cả các thương hiệu phụ và danh mục thương hiệu. Thương hiệu phụ có thể được mô tả là những thương hiệu liên kết có ít điểm chung với Masterbrand.
Ví dụ, Disney được biết đến với các bộ phim thân thiện với trẻ em, trong khi đó studio liên kết Touchstone Pictures có xu hướng sản xuất nhiều tựa phim táo bạo hơn.Trong xây dựng danh mục thương hiệu, công ty mẹ có một danh mục các thương hiệu riêng biệt, chúng thậm chí có thể cố tình cạnh tranh với nhau để công ty mẹ có được phân khúc thị trường tốt hơn.
Tập đoàn Intel là một ví dụ điển hình khác của một Masterbrand và có một số sản phẩm cạnh tranh lẫn nhau. Intel cung cấp đầy đủ các bộ vi xử lí máy tính, như Pentium, Centrino hay Core Duo.
Mặc dù các sản phẩm này cung cấp các mức hiệu suất khác nhau và có giá khác nhau, thương hiệu Intel cho phép người tiêu dùng tin rằng chip mà họ mua sẽ có chất lượng cao như tất cả các sản phẩm khác của Intel, bất kể việc nó là thương hiệu phụ.
(Theo investopedia)