Chứng chỉ quĩ đầu tư (Investment Fund Certificates) là gì?
Hình minh họa (Nguồn: Timo).
Chứng chỉ quĩ đầu tư (Investment Fund Certificates)
Khái niệm
Chứng chỉ quĩ đầu tư trong tiếng Anh là Investment Fund Certificates.
Chứng chỉ quĩ đầu tư là chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của người đầu tư đối với một phần vốn góp của quĩ đầu tư chứng khoán.
Dựa trên cơ chế tổ chức và phương thức huy động vốn quĩ đầu tư chứng khoán được chia thành 2 loại:
- Quĩ mở (open-ended fund) hay quĩ tương hỗ là quĩ phát hành liên tục chứng chỉ ra công chủng khi nhà đầu tư có nhu cầu mua và sẵn sàng mua lại khi nhà đầu tư có nhu cầu bản.
Chứng chỉ của quĩ không giao dịch trên thị trường thử cấp mà giao dịch thẳng với quĩ hoặc nhà phân phối của quĩ.
- Quĩ đóng (close-ended fund) là quĩ phát hành một số lượng chứng chỉ quĩ nhất định và không có nghĩa vụ mua lại chứng chỉ quĩ do quĩ chào bán ra công chúng theo yêu cầu của nhà đầu tư.
Nhà đầu tư muốn mua bán chứng chỉ quĩ sẽ giao dịch trên thị trường thứ cấp.
Đặc điểm của việc huy động vốn
Đây là hình thức đầu tư gián tiếp; có lợi thế là đa dạng hoá được danh mục đầu tư và các quyết định đầu tư được thực hiện bởi các nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Người mua không có quyền tham gia quyết định đầu tư của quĩ mà uỷ thác quản lí quĩ cho công ty; quĩ không có tư cách pháp nhân mà được quản lí thông qua một công ty quản lí quĩ. Quĩ phải trả cho công ty quản lí quĩ một khoản phí quản lí quĩ nhờ các dịch vụ quản lí mà công ty cung cấp.
Giá trị của chứng chỉ quĩ đầu tư
Đối với quĩ mở
Cơ sở để xác định giá chứng chỉ quĩ đầu tư là giá trị tài sản ròng trên mỗi chứng chỉ (net asset value per share, viết tắt là NAV).
NAV= (tổng giá thị trường của tài sản quĩ đầu tư - Nợ/ tổng số chứng chỉ đang lưu hành).
Vì giá thị trường của các tài sản đầu tư thay đổi nên NAV đổi. Một nhà đầu tư muốn mua (hoặc bản lại) chứng chỉ quĩ sẽ phải thanh toán (hoặc nhận) theo giá trị NAV được tính toán lần kế tiếp sau khi lệnh được đưa ra. Việc định giá được thực hiện ít nhất một lần một ngày vào thời điểm Sở giao dịch chứng khoán đóng cửa.
Yết giá bao gồm giá mua và giá bán của quĩ. Giá mua là giá mua lại chứng chỉ thông thường chính là NAV. Trong một số trường hợp, quĩ có thể tính thêm một khoản phí nhỏ cho việc mua lại.
Giá bán của quĩ hay giá mua của nhà đầu tư là giá tối đa mà nhà đầu từ phải trả cho quĩ để mua.
Đối với quĩ đóng
Chứng chỉ của quĩ đóng được giao dịch trên thị trường, do vậy giá có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị tài sản ròng, do tác động quan hệ cung cầu. Tuy nhiên, thông thường, giá chứng chỉ quĩ đóng thấp hơn NAV ở mức chiết khấu D.
D= (NAV - MV)/NAV
Trong đó MV là giá thị trường của một chứng chỉ.
Mức chiết khấu thông thường là từ 5 – 20%.
Lý do mua bán ở mức chiết khấu:
- Nếu quĩ được thanh lí thì một khoản chi phí tương đối lớn sẽ phát sinh, bao gồm chi phí cho nhân viên và pha loãng giá thị trường do bản một lượng tài sản rất lớn.
- Chi phí khác và phí quản lí phải được thanh toán trước khi các khoản thu nhập được phân phối.
- Thị trường của quĩ đóng không lớn như thị trường cổ phiếu của các công ty được đầu tư.
Ưu điểm của chứng chỉ quĩ đầu tư
- Giảm rủi ro nhờ việc đa dạng hóa đầu tư của quĩ.
- Giảm chi phí bao gồm chi phí giao dịch, chi phí tìm kiếm thông tin...
- Tính chuyên nghiệp cao do được quản lí bởi công ty quản lí quĩ với đội ngũ chuyên gia có trình độ và kinh nghiệm đầu tư.
- Ngoài ra một số loại hình quĩ được miễn hoặc chịu thuế thấp hơn so với việc đầu tư.
(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Thị trường chứng khoán, Học viện Ngân hàng, NXB Thời Đại)