|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Chọn mẫu ngẫu nhiên (Random selection) trong kiểm toán là gì?

17:57 | 13/09/2019
Chia sẻ
Chọn mẫu ngẫu nhiên (tiếng Anh: Random selection) là cách chọn khách quan theo phương pháp xác định, bảo đảm cho mọi phần tử cấu thành tổng thể đều có khả năng như nhau trong việc hình thành mẫu chọn.
GettyImages-495590520-58d3e0e25f9b5846831cab0b

Hình minh hoạ (Nguồn: thoughtco)

Chọn mẫu ngẫu nhiên trong kiểm toán

Khái niệm

Chọn mẫu ngẫu nhiên trong tiếng Anh được gọi là Random selection.

Chọn mẫu ngẫu nhiên là cách chọn khách quan theo phương pháp xác định, bảo đảm cho mọi phần tử cấu thành tổng thể đều có khả năng như nhau trong việc hình thành mẫu chọn.

Đặc trưng

Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên là phương pháp khách quan, máy móc cả trong cách nhìn nhận, đánh giá các phần tử của tổng thể lẫn trong chọn mẫu.

Chọn mẫu ngẫu nhiên theo nguyên tắc là mọi phần tử trong tổng thể đều có cơ hội bằng nhau để chọn vào mẫu.

Các loại hình

Trong chọn mẫu ngẫu nhiên có các loại hình cụ thể:

- Chọn mẫu ngẫu nhiên theo bảng số ngẫu nhiên

Bảng số ngẫu nhiên là bảng kê các con số độc lập được xếp ngẫu nhiên phục vụ cho chọn mẫu. Bảng số ngẫu nhiên bao gồm 105000 số ngẫu nhiên do Hội đồng Thương mại Liên quốc gia ban hành. Các con số ngẫu nhiên đều là các số có 5 chữ số và được xếp theo hình bàn cờ.

Bảng số ngẫu nhiên bao gồm 8 cột (chẵn và lẻ) và bảng trích có 31 dòng từ dòng 1000 đến dòng 1030.

Trình tự tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên:

+ Bước 1: Định dạng các phần tử hay định lượng đối tượng kiểm toán bằng các con số duy nhất.

+ Bước 2: Xác định mối quan hệ giữa các phần tử đã định dạng với số ngẫu nhiên trong bảng.

Trường hợp 1: Số chữ số của các phần tử đã định dạng bằng 5 thì lấy nguyên số ngẫu nhiên trong bảng.

Ví dụ: lấy số 25145 thì sẽ lấy cả 5 chữ số đó ở trên bảng.

Trường hợp 2: Số chữ số của phần tử đã định dạng nhỏ hơn 5. 

Có 4 chữ số (4/5): có 2 cách chọn: ví dụ: 2514, 5145.

Có 3 chữ số (3/5): có 3 cách chọn: ví dụ: 251, 514, 145.

Có 2 chữ số (2/5): có 2 cách chọn: ví dụ: 25, 51, 14, 45.

Trường hợp 3: Nếu số chữ số lớn hơn 5 thì sẽ lấy sang cột bên cạnh, các số lớn hơn 5 chữ số bao nhiêu thì lấy thêm đủ số ở cột tiếp theo.

Ví dụ: như có 6 chữ số (6/5): lấy nguyên cột 1 và thêm số đầu của cột thứ 2: Số: 251458 – Lấy ở cột 1 số: 25145 và lấy sang cột 2 số: 8 thì được số: 251458.

+ Bước 3: Xác định lộ trình

Chọn từ trên xuống hoặc chọn từ dưới lên theo chiều dọc

Chọn từ phải qua trái hay từ trái qua phải theo chiều ngang

Hoặc chọn dọc chéo

+ Bước 4: Xác định điểm xuất phát

Phải đảm bảo tính ngẫu nhiên cho điểm xuất phát (chọn điểm xuất phát từ hàng nào, cột nào)

- Chọn mẫu ngẫu nhiên theo chương trình vi tính

- Chọn mẫu ngẫu nhiên theo khoảng cách (hệ thống)

Chọn mẫu ngẫu nhiên theo hệ thống là quá trình chọn máy móc theo khoảng cách xác định trên cơ sở kích cỡ của quần thể và số lượng mẫu cần chọn. 

Nguyên tắc của phương pháp này là kể từ một điểm xuất phát ngẫu nhiên được chọn, sẽ lựa chọn các phần tử cách nhau một khoảng cách cố định.

Các bước tiến hành lấy mẫu:

+ Bước 1: Xác định qui mô tổng thể (N)

Nếu là dẫy số liên tục thì qui mô tổng thể được xác định như sau: 

N = (Phần tử cuối – Phần tử đầu) + 1

+ Bước 2: Xác định qui mô mẫu (M)

M = Số lượng mẫu cần chọn

+ Bước 3: Xác định khoảng cách cố định (K)

K= N/M

+ Bước 4: Xác định điểm xuất phát (M1)

Mi = M(i – 1) + K hoặc Mi = M1 + (i – 1) × K

(Tài liệu tham khảo: Đối tượng và phương pháp kiểm toán, ĐH Kinh tế Quốc dân)

Diệu Nhi

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.