|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Chiến lược 130-30 (130-30 Strategy) là gì? Nội dung về chiến lược 130-30

12:24 | 02/12/2019
Chia sẻ
Chiến lược 130-30 (tiếng Anh: 130-30 Strategy) đề cập đến một phương pháp đầu tư được sử dụng bởi các nhà đầu tư tổ chức.
130-30 Strategy

Hình minh họa

Chiến lược 130-30 (130-30 Strategy)

Khái niệm

Chiến lược 130-30 trong tiếng Anh có một số cách gọi là 130-30 Strategy hay long/short equity strategy.

Chiến lược 130-30 đề cập đến một phương pháp đầu tư được sử dụng bởi các nhà đầu tư tổ chức. Đây là một chiến lược sử dụng đòn bẩy tài chính bằng cách bán khống những cổ phiếu kém hiệu quả, sau đó mua những cổ phiếu được kì vọng mang lại thu nhập cao. Chiến lược 130-30 hàm ý rằng: nhà đầu tư bán khống đến 30% giá trị của danh mục và sử dụng vốn đó mua những cổ phiếu mà nhà đầu tư cảm thấy sẽ có hiệu quả hơn thị trường.

Thông thường, các nhà đầu tư sẽ mô phỏng một chỉ số như S&P 500 khi chọn cổ phiếu cho chiến lược này.

Nội dung về chiến lược 130-30

Để tham gia vào chiến lược 130-30, một nhà quản lí đầu tư cần phải xếp hạng các cổ phiếu được sử dụng trong S&P 500 theo thang điểm từ tốt nhất đến xấu nhất về lợi nhuận kì vọng, dựa theo quá khứ hoạt động. Người quản lí sẽ sử dụng một lượng nguồn dữ liệu và qui tắc để xếp hạng các cổ phiếu riêng lẻ.

Thông thường, các cổ phiếu được xếp hạng dựa trên một số tiêu chí nhất định (ví dụ: tổng lợi nhuận, hiệu suất được điều chỉnh theo rủi ro hoặc sức mạnh tương đối) sau 06 tháng hoặc 01 năm, các cổ phiếu này lại được xếp hạng lại.

Từ các cổ phiếu xếp hạng tốt nhất, người quản lí sẽ đầu tư 100% giá trị của danh mục đầu tư, bán khống các cổ phiếu có xếp hạng thấp nhất với tỉ lệ tối đa là 30% giá trị của danh mục đầu tư. Số tiền kiếm được từ việc bán khống sẽ được tái đầu tư vào các cổ phiếu được xếp hạng cao, điều này cho phép họ tiếp cận nhiều hơn với các cổ phiếu xếp hạng cao hơn.

Việc bán khống một cổ phiếu đòi hỏi phải đi vay chứng khoán từ một bên khác (thường là từ một nhà môi giới) và đồng ý trả lãi suất dưới dạng phí.

Nhà đầu tư sau đó bán các chứng khoán mới mua trên thị trường mở với giá hiện tại và nhận tiền mặt cho giao dịch này. Tiếp đến, nhà đầu tư chờ chứng khoán mất giá và sau đó mua lại với giá thấp hơn. Tại thời điểm này, nhà đầu tư trả lại chứng khoán đã mua cho người môi giới.

Bán khống rủi ro hơn nhiều so với đầu tư vào các vị thế mua trong chứng khoán; do đó, trong chiến lược 130-30, một nhà quản lí sẽ chú trọng nhiều hơn vào các vị thế mua hơn các vị thế bán. Bán khống đặt nhà đầu tư vào vị trí giữa rủi ro vô hạn và phần thưởng hữu hạn.

Ví dụ: nếu một nhà đầu tư thực hiện bán khống một giao dịch chứng khoán ở mức 30 đô la, số tiền cô ấy có thể kiếm được nhiều nhất là 30 đô la (trừ phí), trong khi số tiền cô ấy có thể mất nhiều nhất là vô hạn vì về mặt kĩ thuật thì giá có thể tăng mãi mãi.

(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)

Tường Vy