|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Chỉ tiêu hiệu quả (Effect Indicator) trong quản lí tài sản doanh nghiệp là gì?

10:01 | 09/09/2019
Chia sẻ
Chỉ tiêu hiệu quả (tiếng Anh: Effect Indicator) là những chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá xem các tài sản của doanh nghiệp được quản lí hiệu quả như thế nào.
11

Hình minh họa (Nguồn: TPS)

Chỉ tiêu hiệu quả (Effect Indicator)

Chỉ tiêu hiệu quả - danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Effect Indicatior.

Chỉ tiêu hiệu quả là những chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá xem các tài sản của doanh nghiệp được quản lí hiệu quả như thế nào. Các chỉ tiêu này thường được sử dụng để đánh giá mức độ hiệu quả của việc sử dụng các tài sản trong quá trình tạo ra doanh thu. (Theo Giáo trình Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê)

Các chỉ tiêu hiệu quả

Vòng quay tổng tài sản

Vòng quay tổng tài sản = Tổng doanh thu/Tổng tài sản. 

Total asset turnover = Total operating revenues/Total assets.

Total operating revenuestổng doanh thu của doanh nghiệp trong một giai đoạn nhất định. Total assetstổng giá trị tài sản trung bình của doanh nghiệp trong giai đoạn đó (có thể lấy tổng giá trị tài sản cuối giai đoạn cho đơn giản).

Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp đã sử dụng tài sản hiệu quả như thế nào trong việc tạo ra doanh thu. Tỉ trọng này càng cao chứng tỏ tính hiệu quả càng lớn. Nếu tỉ trọng này thấp, chứng tỏ tồn tại một số tài sản sử dụng không hiệu quả, có thể tăng hiệu suất sử dụng các tài sản đó hoặc loại bỏ chúng. 

Tất nhiên các doanh nghiệp có mức đầu tư vào tài sản cố định thấp như các doanh nghiệp thương mại đương nhiên có tỉ trọng doanh thu trên tài sản cao hơn so với các doanh nghiệp đòi hỏi đầu tư nhiều vào tài sản cố định như các doanh nghiệp sản xuất.

Vòng quay các khoản phải thu

Vòng quay các khoản phải thu = Tổng doanh thu/Các khoản phải thu.

Receivables turnover = Total operating revenues/Receivables.

Receivablesgiá trị trung bình các khoản phải thu trong một thời kì nhất định, thường là một năm. Lưu ý là các khoản phải thu phải trừ đi phần dự tính không có khả năng thu nợ.

Kì thu nợ bình quân

Cùng với chỉ tiêu vòng quay các khoản phải thu, thì chỉ tiêu Kì thu nợ trung bình (Average collection period) cũng được tính:

Kì thu nợ trung bình = Số ngày trong một năm (360)/Số vòng quay các khoản phải thu.

Average collection period = Days in period (360)/Receivables turnover.

Hai chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp đã quản lí các khoản phải thu như thế nào. Nó cũng phản ánh chính sách tín dụng của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp thoải mái trong chính sách tín dụng, các chỉ tiêu này sẽ cao. 

Một qui tắc chung mà các nhà phân tích tài chính sử dụng là Thời gian thu nợ trung bình không nên vượt quá thời gian phải thanh toán qui định trong các điều khoản tín dụng của doanh nghiệp quá 10 ngày.

Vòng luân chuyển hàng hóa

Vòng luân chuyển hàng hóa = Giá hàng bán theo giá vốn/Giá trị hàng tồn kho bình quân.

Inventory turnover = Cost of goods old/Inventory.

Vì hàng lưu kho được hạch toán theo chi phí nên phải sử dụng chi phí của hàng đã bán để tính chứ không được dùng doanh thu bán hàng. 

Trong chừng mực doanh nghiệp vẫn đảm bảo cung ứng đủ hàng cho hoạt động bán hàng, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp quản lí hàng tồn kho hiệu quả.

Kì tồn kho trung bình

Đó là khoảng thời gian tính từ khi hàng hóa được sản xuẩt ra đến khi được đem bán. Các chỉ tiêu này cho biết hàng hóa được sản xuất và tiêu thụ nhanh cỡ nào. Độ lớn của các chỉ tiêu này khác nhau do đặc điểm của qui trình sản xuất (thời gian sản xuất lâu hay nhanh), khả năng cất trữ của sản phẩm (dễ hư hỏng hay có khả năng cất trữ lâu).

Ngoài ra, khi phân tích cần lưu ý là phương pháp xác định hàng lưu kho khác nhau thì sẽ có các kết quả khác nhau. (Theo Giáo trình Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê)

 

Khai Hoan Chu