|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Nợ dài hạn (Long term Liabilities) là gì? Các chỉ tiêu nợ dài hạn

09:27 | 09/09/2019
Chia sẻ
Nợ dài hạn (tiếng Anh: Long term Liabilities) là tổng giá trị các khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp bao gồm những khoản nợ có thời hạn thanh toán còn lại từ 12 tháng trở lên hoặc trên một chu kì sản xuất, kinh doanh thông thường.
Chưa có tên

Hình minh họa (Nguồn: cbcny)

Nợ dài hạn (Long term Liabilities)

Nợ dài hạn - danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Long term Liabilities hoặc Long term Debt.

Nợ dài hạn (hay tín dụng dài hạn) là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, đáp ứng cho nhu cầu đầu tư dài hạn như: xây dựng cơ bản (nhà xưởng, dây chuyền sản xuất...), xây dựng cơ sở hạ tầng (đường xá, cảng biển, sân bay...), cải tiến và mở rộng sản xuất có qui mô lớn. 

Do thời hạn đầu tư thường kéo dài, nên tín dụng dài hạn thường áp dụng hình thức giải ngân nhiều lần theo tiến độ dự án. Nhìn chung, tín dụng dài hạn chịu rủi ro rất lớn, bởi vì thời hạn càng dài, thì những biến động  không dự tính có thể xảy ra càng lớn. (Theo Giáo trình Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê)

Các chỉ tiêu nợ dài hạn

Các chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính dài hạn của doanh nghiệp. Ngoài ra, chúng còn phản ánh mức độ sử dụng các khoản nợ để tài trợ cho đầu tư của doanh nghiệp so với mức độ sử dụng vốn chủ sở hữu. 

Các chỉ tiêu này càng cao thì xác suất mất khả năng trả nợ của doanh nghiệp càng lớn. Mặt khác, tỉ lệ vay nợ cao lại tạo ra những lợi ích cho doanh nghiệp vì chi phí tra lãi được khấu trừ thuế. 

Sau đây là các chỉ tiêu nợ dài hạn hay được sử dụng:

Hệ số nợ

Hệ số nợ = (Tổng tài sản - Vốn chủ sở hữu)/Tổng tài sản.

Total debt ratio = (Total assets - Total equity)/Total assets.

Hệ số nợ phản ánh tất cả các khoản nợ phải trả (mọi kì nợ và với mọi chủ nợ), nó cung cấp thông tin về mức độ bảo vệ cho các chủ nợ trước rủi ro không thể trả nợ của doanh nghiệp cũng như thông tin về những cơ hội mà doanh nghiệp có thể vay thêm.

Tuy nhiên, nợ được ghi trong bảng cân đối kế toán chỉ đơn giản là số dư nợ mà không được điều chỉnh khi lãi suất thị trường thay đổi, cao hơn hoặc thấp hơn lãi suất khi khoản nợ được phát hành hoặc không được điều chỉnh theo thay đổi của rủi ro.

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (CSH)

Hệ số nợ trên vốn CSH = Tổng nợ/Vốn chủ sở hữu.

Debt - equity ratio = Total debt/Total equity.

Thừa số vốn CSH

Thừa số vốn CSH = Tổng tài sản/Vốn chủ sở hữu.

Equity multiplier = Total assets/Total equity.

 Hệ số nợ dài hạn

Thông thường, các nhà phân tích tài chính quan tâm nhiều tới tình hình nợ dài hạn của doanh nghiệp hơn là tình hình nợ ngắn hạn bởi vì các khoản nợ ngắn hạn hay thay đổi nên không phản ánh chính xác tình hình nợ của doanh nghiệp. Do đó, chỉ tiêu phản ánh hệ số nợ dài hạn thường được sử dụng.

Hệ số nợ dài hạn = Nợ dài hạn/(Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu).

Long term Debt ratio = Long term Debt/(Long term Debt + Total equity).

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

Một chỉ tiêu khác cũng được sử dụng để phản ánh tình hình nợ dài hạn của doanh nghiệp là khả năng chi trả lãi:

Hệ số khả năng trả lãi = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/Lãi vay.

Interest coverage ratio = EBIT/Interest.

(EBIT = Earning Before Interest and Tax).

Tỉ lệ này cho biết khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra thu nhập để trả lãi. Tuy nhiên, để phản ánh chính xác hơn khả năng trả lãi, cần cộng thêm khấu hao vào thu nhập trước thuế và lãi (EBIT) cũng như đưa thêm các chi phí tài chính khác như chi cho hoàn trả vốn gốc và chi trả tiền thuê mua vào phần lãi phải trả (interest).

Hệ số EBIT

Hệ số EBIT = (EBIT + Khấu hao)/Lãi vay.

Cash coverage ratio = (EBIT + Depreciation)/Interest. (Theo Giáo trình Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê)

Khai Hoan Chu

Chủ tịch SSI: Rủi ro lớn nhất của thị trường nằm ở niềm tin nhà đầu tư
Công ty chứng khoán đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 8.112 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 3.398 tỷ đồng. So với kết quả 2023, các chỉ tiêu này tăng lần lượt 13% và 19% và là mức cao kỷ lục.