|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Chế độ kĩ trị (Technocracy) là gì? Cách vận hành của chế độ kĩ trị

09:00 | 12/06/2020
Chia sẻ
Chế độ kĩ trị (tiếng Anh: Technocracy) là một hệ tư tưởng hoặc hình thức chính phủ trong đó những người ra quyết định được chọn làm người đứng đầu dựa trên chuyên môn kĩ thuật và nền tảng của họ.
Kĩ trị (Technocracy) là gì? Cách vận hành của kĩ trị - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Parag Khanna

Chế độ kĩ trị

Khái niệm

Chế độ kĩ trị trong tiếng Anh là Technocracy.

Chế độ kĩ trị là một hệ tư tưởng hoặc hình thức chính phủ trong đó những người ra quyết định được chọn làm người đứng đầu dựa trên chuyên môn kĩ thuật và nền tảng của họ. 

Chế độ kĩ trị khác với một nền dân chủ truyền thống ở chỗ các cá nhân được bầu vào vai trò lãnh đạo được chọn thông qua một quá trình, quá trình này nhấn mạnh các kĩ năng liên quan và hiệu suất đã được chứng minh, trái ngược với việc họ có phù hợp với quyền lợi đa số của một cuộc bỏ phiếu của nhân dân hay không. 

Các cá nhân chiếm vị trí như vậy trong một nền chế độ kĩ trị được gọi là "nhà kĩ trị". Một ví dụ về một nhà kĩ trị có thể là một nhân viên ngân hàng trung ương, một nhà kinh tế được đào tạo, người tuân theo một bộ qui tắc áp dụng cho dữ liệu thực nghiệm.

Cách vận hành của chế độ kĩ trị

Một chính trị gia được gắn mác là một nhà chế độ kĩ trị có thể không có sự hiểu biết chính trị hoặc sự uy tín đối với phần lớn nhân dân. Thay vào đó, một nhà chế độ kĩ trị có thể chứng minh các kĩ năng giải quyết vấn đề theo hướng dữ liệu và thực dụng hơn trong lĩnh vực chính trị. 

Chế độ kĩ trị đã trở thành một phong trào phổ biến ở Mỹ trong cuộc Đại khủng hoảng khi người ta tin rằng các chuyên gia kĩ thuật, như kĩ sư và nhà khoa học, sẽ hiểu rõ hơn các chính trị gia về sự phức tạp vốn có của nền kinh tế.

Các tiền lệ tồn tại dựa vào các cá nhân có kĩ năng chuyên môn chuyên dụng để ra quyết định. Các biện pháp phòng thủ và các chính sách trong chính phủ thường được phát triển với sự tham khảo ý kiến đáng kể với các nhân viên quân sự để cung cấp cái nhìn sâu sắc trực tiếp của họ. 

Các quyết định điều trị y tế dựa nhiều vào đầu vào và kiến thức của bác sĩ, và cơ sở hạ tầng thành phố không thể được lên kế hoạch, thiết kế hoặc xây dựng mà không có đầu vào của các kĩ sư. Mặc dù các quan chức dân chủ có thể nắm giữ các cơ quan có thẩm quyền, nhưng hầu hết đều dựa vào chuyên môn kĩ thuật của các chuyên gia được chọn để thực hiện kế hoạch của họ.

Những đánh giá về Chế độ kĩ trị

Đã có một số lời chỉ trích nhắm tới các chính phủ có chế độ kĩ trị . Một lời phàn nàn rằng việc theo cấu trúc như vậy là phi dân chủ, vì nó ủng hộ và thưởng cho những người có chuyên môn kĩ thuật hơn là sự lựa chọn và nguyện vọng của dân chúng. Những chỉ trích khác đã nhắm vào các hình thức kĩ trị khác nhau. Ví dụ, trong một nền kĩ trị kinh tế tư bản, có thể có lập luận rằng hệ thống quản trị được cấu trúc để hỗ trợ và tiếp tục là phương tiện của những công dân giàu có nhất trong khi đàn áp giai cấp công nhân.

Cũng có lập luận rằng một nền kĩ trị có thể xâm phạm quyền tự do của các cá nhân vì chính phủ và các nguồn lực được sử dụng để phục vụ các qui định được đặt ra bởi các nhà kĩ trị . Sự tập trung vào các nguyên tắc khoa học và kĩ thuật trong quản trị cũng có thể được coi là tách biệt và tách rời khỏi nhân loại và bản chất của xã hội. Chẳng hạn, một nhà kĩ trị có thể đưa ra quyết định dựa trên tính toán dữ liệu thay vì dựa trên tác động đến dân chúng.

(Theo Investopedia)

Lê Huy