|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Cân bằng quyền lực (Balance of power) là gì?

00:03 | 19/10/2019
Chia sẻ
Cân bằng quyền lực (tiếng Anh: Balance of power) là một khái niệm rất phức tạp. Việc xác định mục tiêu của cân bằng quyền lực theo đó cũng không cụ thể, tuỳ thuộc vào bối cảnh lịch sử từng giai đoạn và từng cách tiếp cận khác nhau.
independents-now-control-balance-power-maine-10423

Cân bằng quyền lực (Balance of power)

Khái niệm

Cân bằng quyền lực trong tiếng Anh là Balance of power

Cân bằng quyền lực là một khái niệm rất phức tạp. Việc xác định mục tiêu của cân bằng quyền lực theo đó cũng không cụ thể, tuỳ thuộc vào bối cảnh lịch sử từng giai đoạn và từng cách tiếp cận khác nhau.

Tiếp cận thuật ngữ theo nghĩa là một nguyên tắc

- Khi tiếp cận theo nghĩa là một nguyên tắc, thì "cân bằng quyền lực" là trạng thái của hệ thống quốc tế mà ở đó không có một quốc gia nào có sức mạnh áp đảo so với các quốc gia khác.

- Trạng thái cân bằng quyền lực có thể được thiết lập thông qua việc tạo ra một thế đối lập với quốc gia hoặc nhóm quốc gia mạnh nhất bằng việc hình thành một đối thủ hoặc một liên minh có sức mạnh tương đương.

- Việc duy trì trạng thái cân bằng quyền lực đồng nghĩa với việc gia tăng quyền lợi của các cường quốc, và những quốc gia nhỏ bé lệ thuộc phải chịu sự chia cắt về quyền lợi để phục vụ những mưu đồ này. 

- Quyền lợi của các nước nhỏ hay các cường quốc đang suy vong thường không được quan tâm. 

Ví dụ

Việc kết Hòa ước Westphalia (1648), Hiệp ước Utrecht (1714) và Hiệp ước Nystad (1721) đã đánh dấu sự rút lui hoàn toàn của hàng loạt các cường quốc cũ ở Châu Âu, và tạo cơ hội cho những cường quốc mới là Anh, Pháp, Nga, Áo, Phổ. 

Việc nâng đỡ các quốc gia bại trận chỉ được quan tâm rõ ràng trong Hội nghị Viên (1815), khi Pháp được Áo và Anh giúp bảo toàn để tập hợp lực lượng kiềm giữ tham vọng của Nga và Phổ. Tuy nhiên, các nước nhỏ vẫn chưa hề có tiếng nói trong Hội nghị, và buộc phải tuân theo thế cân bằng chiến lược do các nước chủ trì vạch ra.

Tiếp cận thuật ngữ theo nghĩa là một chính sách

- Khi tiếp cận theo nghĩa là một chính sách thì "cân bằng quyền lực" là một loạt những biện pháp nhất quán của các nhà ngoại giao, các chính khách nhằm duy trì trạng thái cân bằng của cán cân quyền lực. 

- Theo đó, các quốc gia có thể hình thành một liên minh chống lại quốc gia có tiềm năng trở thành bá quyền hoặc thực hiện những biện pháp khác nhằm nâng cao khả năng kiềm chế những quốc gia hiếu chiến xâm lược. 

- Bên cạnh đó một quốc gia cũng có thể tự mình đóng vai trò cân bằng hệ thống bằng cách thay đổi liên minh khi cần thiết. Như vậy, chính sách "cân bằng quyền lực" là nhằm duy trì một trạng thái cân bằng có lợi cho quốc gia hoặc một nhóm quốc gia thông qua các đường lối và chính sách cụ thể.

Ví dụ

Chính sách cân bằng quyền lực nổi tiếng của nước Anh là một điển hình khi cường quốc này khéo léo xoay chuyển thế mạnh của một quốc gia bá quyền trên biển thành yếu tố chi phối quan hệ quốc tế ở Châu Âu lục địa, hình thành một trật tự nhất siêu đa cường có lợi cho cả Đế quốc Anh từ thế kỉ 16 đến đầu thế kỉ 18.

Sau này với Kế hoạch Marshall, nước Mỹ cũng đã đầu tư cho một chính sách tương tự nhưng trên qui mô rộng lớn hơn, nhằm tái thiết và chi phối Châu Âu theo chính sách của Mỹ, tạo đối trọng với khối xã hội chủ nghĩa trong suốt thời  Chiến tranh Lạnh.

(Tài liệu tham khảo: Thuật ngữ Quan hệ quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia sự thật)


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Minh Lan

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.