Cân bằng cạnh tranh (Competitive Equilibrium) là gì?
Cân bằng cạnh tranh (Competitive Equilibrium)
Định nghĩa
Cân bằng cạnh tranh trong tiếng Anh là Competitive Equilibrium.
Cân bằng cạnh tranh là một điều kiện trong đó các nhà sản xuất tối đa hóa lợi nhuận và người tiêu dùng tối đa hóa lợi ích trong các thị trường cạnh tranh tại mức giá cân bằng.
Cân bằng cạnh tranh còn được gọi là cân bằng Walrasian.
Đặc trưng của cân bằng cạnh tranh
- Tại mức giá cân bằng trong cân bằng cạnh tranh, lượng cung bằng với lượng cầu. Nói cách khác, tất cả các bên trong giao dịch (người mua và người bán) đều hài lòng vì họ đang nhận được một thỏa thuận công bằng.
- Như đã đề cập trong qui luật cung cầu, người tiêu dùng và nhà sản xuất thường có những mong muốn trái ngược nhau. Người tiêu dùng muốn trả ít nhất có thể để có được hàng hóa và dịch vụ, trong khi nhà sản xuất tìm cách bán hàng hóa của mình với giá cao nhất có thể.
- Điều đó có nghĩa là khi giá tăng, cầu có xu hướng giảm và cung tăng lên. Ngược lại, trong trường hợp giá giảm, cầu tăng và cung giảm.
- Cuối cùng, hai lực lượng này đã cân bằng tại một điểm cụ thể. Đường cung và cầu giao nhau và một mức giá mà tại đó lợi ích của các bên đều được thỏa mãn. Nói cách khác, mức giá mà người mua sẵn sàng trả cho hàng hóa, dịch vụ bằng với mức giá nhà cung cấp sẵn sàng bán.
- Tại mức giá cân bằng, các tác nhân trong nền kinh tế tối đa hóa chức năng mục tiêu của mình chịu sự hạn chế về công nghệ và hạn chế về nguồn lực, và thị trường sẽ làm rõ cung và cầu tổng hợp cho các sản phẩm được đề cập.
Ý nghĩa của cân bằng cạnh tranh
- Cân bằng cạnh tranh có thể được coi là một nhánh đặc biệt của lí thuyết trò chơi liên quan đến việc đưa ra quyết định ở các thị trường lớn. Cân bằng cạnh tranh phục vụ nhiều mục đích, hoạt động như một chuẩn mực cho hiệu quả trong phân tích kinh tế.
- Cân bằng cạnh tranh có thể được sử dụng để dự đoán giá cân bằng và tổng sản lượng trên thị trường, cũng như sản lượng tiêu thụ của mỗi cá nhân và sản lượng sản xuất của mỗi công ty.
- Hơn nữa, cân bằng cạnh tranh thường được sử dụng rộng rãi để phân tích các hoạt động kinh tế liên quan đến chính sách tài khóa hoặc thuế, trong tài chính để phân tích thị trường chứng khoán và thị trường hàng hóa, cũng như để nghiên cứu lãi suất, tỉ giá hối đoái và giá cả khác.
(Tài liệu tham khảo: Investopedia)