|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Biên lợi nhuận hoạt động (Operating Profit Margin) là gì? Công thức tính Biên lợi nhuận hoạt động

16:11 | 03/02/2020
Chia sẻ
Biên lợi nhuận hoạt động (tiếng Anh: Operating Profit Margin) là thông số đo lường mức lợi nhuận mà một công ty kiếm được từ một đồng doanh thu, sau khi đã trả các chi phí sản xuất biến đổi như tiền lương, nguyên liệu và trước khi trả lãi và thuế.
Biên lợi nhuận hoạt động (Operating Profit Margin) là gì? Công thức tính Biên lợi nhuận hoạt động - Ảnh 1.

Hình minh họa. Nguồn: Corporatefinanceinstitute.com

Biên lợi nhuận hoạt động

Khái niệm

Biên lợi nhuận hoạt động trong tiếng Anh là operating profit margin hay operating margin.

Biên lợi nhuận hoạt động là thông số đo lường mức lợi nhuận mà một công ty kiếm được từ một đồng doanh thu, sau khi đã trả các chi phí sản xuất biến đổi như tiền lương, nguyên liệu và trước khi trả lãi và thuế. 

Biên lợi nhuận hoạt động được tính bằng cách chia lợi nhuận hoạt động của một công ty với doanh thu thuần. 

Đặc điểm Biên lợi nhuận hoạt động 

Biên lợi nhuận hoạt động của công ty, trong một số trương hợp chính là lợi nhuận bán hàng, là một chỉ số thể hiện công ty được quản lí như thế nào và mức độ rủi ro của nó rất hiệu quả. 

Biên lợi nhuận hoạt động cho thấy tỉ lệ doanh thu có sẵn để trang trải các chi phí phi hoạt động như trả lãi vay, đó là lí do tại sao các nhà đầu tư và người cho vay rất chú ý đến con số này. 

Lợi nhuận hoạt động có biến động cao là một chỉ số chính cho thấy rủi ro kinh doanh của một công ty. 

Tương tự như vậy, nhìn vào dữ liệu biên lợi nhuận hoạt động quá khứ của một công ty là cách hiệu quả để đánh giá liệu sự cải thiện lớn về thu nhập của công ty hiện tại có thể kéo dài hay không.   

Công thức tính Biên lợi nhuận hoạt động 

Để tính biên lợi nhuận hoạt động của công ty, chia thu nhập hoạt động cho doanh thu ròng của công ty:    

Biên lợi nhuận hoạt động = OI/ SR 

Trong đó: 

- OI là Thu nhập hoạt động.

- SR là Doanh thu ròng.

Thu nhập hoạt động thường được gọi là thu nhập trước lãi vay và thuế (EBIT). 

Thu nhập hoạt động (EBIT) là thu nhập còn lại trên báo cáo thu nhập, sau khi trừ đi tất cả chi phí hoạt động và chi phí chung, chẳng hạn như chi phí bán hàngchi phí quản lí và giá vốn hàng bán (COGS). 

Công thức tính EBIT:   

EBIT = Tổng thu nhập − (OE + DA) 

Trong đó: 

- OE là Chi phí hoạt động. 

- DA là Khấu hao tài sản vô hình và tài sản hữu hình.

Hạn chế của Biên lợi nhuận hoạt động

Biên lợi nhuận hoạt động chỉ nên được sử dụng để so sánh các công ty hoạt động trong cùng ngành, lí tưởng nhất là các công ty có mô hình kinh doanh và doanh thu hàng năm tương tự nhau. 

Các công ty trong các ngành công nghiệp khác nhau với các mô hình kinh doanh khác nhau sẽ có biên lợi nhuận hoạt động rất khác nhau, vì vậy việc so sánh chúng sẽ là vô nghĩa.   

Để dễ dàng so sánh lợi nhuận giữa các công ty và các ngành, nhiều nhà phân tích sử dụng tỉ lệ sinh lời loại bỏ các tác động của tài trợ tài chính, kế toán và các chính sách thuế như thu nhập trước lãi vay, thuế và khấu hao (EBITDA). 

Ví dụ, bằng cách thêm vào khấu hao, biên lợi nhuận hoạt động của công ty sản xuất và các công ty công nghiệp nặng là tương đương nhau.   

EBITDA đôi khi được sử dụng như một thông số phản ánh dòng tiền hoạt động, bởi vì nó loại trừ các chi phí không dùng tiền mặt chẳng hạn như khấu hao. Tuy nhiên, EBITDA không tượng trưng cho dòng tiền mặt. 

Điều này là do nó không được điều chỉnh cho bất kì sự thay đổi nào trong vốn lưu động hay trong các tài khoản chi tiêu vốn cần thiết để hỗ trợ sản xuất và duy trì cơ sở tài sản của công ty khác giống như dòng tiền hoạt động.   

Cách sử dụng khác của Biên lợi nhuận hoạt động 

Biên lợi nhuận hoạt động đôi khi được sử dụng bởi các nhà quản lí để xem xét dự án nào của công ty đem về nhiều nhất vào thu nhập cuối cùng. 

Tuy nhiên, làm thế nào để phân bổ các chi phí chung là một công việc khá phức tạp.      

(Theo Investopedia)

Lê Thảo