Bên bán (Sell Side) là gì? Bên bán trong giao dịch ngoại hối, trái phiếu và cổ phiếu
Hình minh họa. Nguồn: Investopedia.com
Bên bán
Khái niệm
Bên bán trong tiếng Anh là Sell Side.
Bên bán là thuật ngữ được sử dụng để chỉ một phần của ngành tài chính có hoạt động liên quan đến việc tạo ra, tiếp thị và bán cổ phiếu, trái phiếu, ngoại hối và các công cụ tài chính khác.
Các cá nhân và công ty bên bán tạo ra và cung cấp các sản phẩm cho thành phần bên mua trong ngành tài chính.
Bên bán bao gồm các chủ ngân hàng đầu tư - đóng vai trò trung gian giữa các tổ chức phát hành chứng khoán và nhà đầu tư - và các nhà tạo lập thị trường cung cấp thanh khoản cho thị trường.
Bên bán và bên mua
Bên bán và bên mua là hai khái niệm bổ trợ nhau. Bên này phụ thuộc vào bên kia và không thể hoạt động mà không có nhau. Bên bán cố gắng có được mức giá cao nhất có thể cho mỗi công cụ tài chính mà họ cung cấp.
Lưu ý bất kì cá nhân hay công ty nào mua cổ phiếu rồi bán lại để kiếm lợi nhuận được xem là bên mua.
Bên mua bao gồm các nhà quản lí tiền tại các quĩ phòng hộ, các công ty tổ chức, các quĩ tương hỗ và quĩ hưu trí.
Các nhà đầu tư cá nhân cũng là một thành phần của bên mua. Tuy nhiên, thuật ngữ này chủ yếu dùng để chỉ các nhà quản lí đầu tư chuyên nghiệp.
Bên bán trong giao dịch ngoại hối
Thị trường ngoại hối là thị trường tài chính lớn nhất thế giới, với hơn 5.3 nghìn tỉ đô la được giao dịch hàng ngày trong năm 2018.
Trong thị trường này, bên bán bị chi phối bởi các ngân hàng đa quốc gia lớn, đứng đầu là JP Morgan Chase, Citibank, Deutsche Bank, và UBS.
Khối lượng giao dịch ngân hàng được chia thành hai nhóm:
- Các giao dịch liên ngân hàng mua và bán một lượng lớn tiền tệ tại thị trường giao ngay và thị trường kì hạn của các nhà giao dịch liện ngân hàng.
- Các giao dịch bán chứng khoán cho khách hàng bên mua như các quĩ phòng hộ, quĩ tương hỗ và các tập đoàn lớn của các nhân viên bán hàng.
Nhà giao dịch liên ngân hàng thường nắm giữ vị trí độc quyền, nhưng nhân viên bán hàng thì không.
Bên bán thị trường trái phiếu
Thị trường trái phiếu toàn cầu là thị trường tài chính lớn thứ hai thế giới, với ước tính 100 nghìn tỉ đô la trái phiếu đang lưu hành.
Thuật ngữ trái phiếu đang lưu hành chỉ sự nắm giữ của tất cả các cổ đông, nhà đầu tư tổ chức và trái phiếu của công ty hay trái phiếu nội bộ.
Các ngân hàng đầu tư là thành phần đứng đầu bên bán. Các ngân hàng đầu tư bảo lãnh và quản lí các đợt phát hành trái phiếu.
Nhiều ngân hàng đầu tư cũng là đại lí chính phân bổ trái phiếu kho bạc, sau khi mua trực tiếp từ Kho bạc Nhà nước.
Bên bán thị trường chứng khoán
Các ngân hàng đầu tư cũng thống trị bên bán của thị trường chứng khoán. Họ là nhà bảo lãnh phát hành cổ phiếu, nắm giữ các vị thế độc quyền và bán lại cho nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư tổ chức.
Các hoạt động tối trọng nhất của bên bán trong thị trường chứng khoán thường xảy ra trong các đợt phát hành cổ phiếu công khai lần đầu (IPO).
Do các công ty không thể tự chào bán công khai cổ phiếu, họ phải sử dụng dịch vụ bảo lãnh phát hành của ngân hàng đầu tư.
Các nhà bảo lãnh phát hành được xem là các nhà môi giới, đóng vai trò là trung gian giữa các công ty phát hành và các nhà đầu tư, ngoài ra họ cũng tiếp thị và bán các cổ phiếu phát hành này.
(theo Investopedia)
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/