|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Bảng lương chia tách (Split Payroll) là gì? Cách hoạt động và lưu ý

09:58 | 17/06/2020
Chia sẻ
Bảng lương chia tách (tiếng Anh: Split Payroll) là một phương thức thanh toán lương cho nhân viên được giao làm việc quốc tế, trong đó lương được chia tách ra giữa các loại tiền tệ tại địa phương đang công tác và nước sở tại.
Bảng lương chia tách (Split Payroll) là gì? Cách hoạt động và lưu ý - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Velocityglobal)

Bảng lương chia tách

Khái niệm

Bảng lương chia tách trong tiếng Anh là Split Payroll.

Bảng lương chia tách là một phương thức thanh toán lương cho nhân viên được giao làm việc tại nước ngoài, trong đó lương được chia tách ra giữa các loại tiền tệ tại nước đang công tác và nước sở tại.

Cấu trúc bảng lương chia tách có một số chức năng. Nó làm giảm tác động của biến động tiền tệ (Currency fluctuation) đối với lương của nhân viên và cung cấp cho họ một khoản thanh toán nhất định bằng đồng tiền của quốc gia họ và một số tiền nhất định bằng tiền tệ của nước đang công tác.

Nếu không có bảng lương chia tách, một nhân viên sẽ phải đổi tiền từ loại tiền này sang loại tiền khác mỗi tháng và phải chịu tỉ giá hối đoái.

Trong thực tế, chia tách tiền lương chuyển rủi ro tỉ giá từ người lao động sang người sử dụng lao động.

Cách hoạt động của Bảng lương chia tách

Bảng lương chia tách giúp dễ dàng tuân thủ đồng thời các yêu cầu khấu trừ thuế của nước đang công tác và nước sở tại cho người xa xứ (Expatriate).

Bảng lương chia tách cũng có thể đảm bảo rằng một nhân viên có thể tiếp tục tham gia vào kế hoạch nghỉ hưu của công ty ngay cả khi họ làm việc ở nước ngoài.

Bảng lương chia tách đồng thời có thể giúp công ty và nhân viên của họ dễ dàng tuân thủ các qui định của nước sở tại hơn trong công việc và việc chuyển tiền ra nước ngoài. 

Thay vì một bảng lương chia tách, nhân viên làm việc ở nước ngoài cũng có thể nhận được bồi thường dựa trên quốc gia hoặc bồi thường dựa trên trụ sở chính.

Bảng lương chia tách trong thực tế

Tiền lương được trả bằng đồng tiền của nước đang công tác cho nhân viên thường được sử dụng để thanh toán các chi phí sinh hoạt hàng ngày như tiền thuê nhà, thực phẩm, vận chuyển và dịch vụ. 

Trong khi đó, tiền lương được trả bằng tiền nước sở tại dành cho việc tiết kiệm và mua hàng. Việc mua hàng như vậy có thể bao gồm giáo dục, kì nghỉ, chi phí nhà ở mua ở nước sở tại của nhân viên đó.

Chiến lược như vậy được sử dụng thường xuyên bởi các công ty châu Âu khi trả lương cho nhân viên làm việc ở nước ngoài. Các công ty ở Mỹ có nhiều khả năng trả cho nhân viên làm việc ở nước ngoài của họ bằng đồng tiền của nước đó.

Chi phí điều chỉnh sinh hoạt, khi được áp dụng, chỉ được sử dụng cho phần của nước đang công tác trong lương của nhân viên, nói chung là phần được sử dụng cho chi phí hàng ngày. Như vậy, phần tiền lương này được bảo vệ khỏi lạm phát và sự biến động tiền tệ.

Một cách lí tưởng nhất, công ty sẽ thiết lập một mức lương có thể chi tiêu (tiền lương của nước đang công tác) đáp ứng yêu cầu của nhân viên ở nước ngoài. 

Mặc dù rất khó để có được con số chính xác khi đưa ra rằng chi tiêu có thể thay đổi từ tháng này sang tháng khác, nhưng nhà tuyển dụng có thể ước tính được nhu cầu của nhân viên. Nếu tốt hơn nữa, một số công ty cho phép nhân viên tự quyết định tỉ lệ thanh toán của nước đang công tác và nước sở tại.

Lưu ý đối với Bảng lương chia tách

Bảng lương chia tách có thể là lợi thế trong nhiều trường hợp và cho cả hai nước. Tuy nhiên, trong các trường hợp liên quan đến các đồng tiền không ổn định, chẳng hạn như ở một số quốc gia ở Đông Âu, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh, người xa xứ nên được trả bằng đồng tiền ở nước sở tại của họ hoặc đồng tiền thứ ba ổn định hơn.

(Theo Investopedia)

Minh Hằng

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.