|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Bằng chứng cổ phần (Proof of Stake - PoS) là gì? Cách thức hoạt động của bằng chứng cổ phần

11:05 | 04/02/2020
Chia sẻ
Bằng chứng cổ phần (tiếng Anh: Proof of Stake; viết tắt: PoS) được xem như là một cơ chế đồng thuận, các nút của mạng lưới dựa trên chuỗi khối phải "đặt cọc" một khoản tiền hoặc token để được tham gia vào việc xác minh các giao dịch trong một khối.
Bằng chứng cổ phần (Proof of Stake - PoS) là gì? Cách thức hoạt động của bằng chứng cổ phần - Ảnh 1.

Hình minh họa (Nguồn: news.bitcoinvn.io)

Bằng chứng cổ phần (PoS)

Khái niệm

Bằng chứng cổ phần trong tiếng Anh là Proof of Stake; viết tắt là PoS.

Bằng chứng cổ phần (PoS) được xem như là một cơ chế đồng thuận, trong đó các nút của mạng lưới dựa trên chuỗi khối phải "đặt cọc" một khoản tiền hoặc token (chứng minh danh tính bản thân) để được tham gia vào việc xác minh các giao dịch trong một khối.

PoS chỉ ra rằng một người có thể khai thác hoặc xác nhận các giao dịch khối theo số lượng tiền mà người đó nắm giữ. Điều này có nghĩa là càng nhiều Bitcoin hoặc Alcoins thuộc sở hữu của người khai thác thì sẽ càng có nhiều sức mạnh khai thác hơn.

Tiền điện tử đầu tiên áp dụng phương pháp PoS là Peercoin. Nxt, Blackcoin và sau đó là ShadowCoin.

Cách thức hoạt động của bằng chứng cổ phần

Bằng chứng cổ phần được tạo ra như một giải pháp thay thế cho bằng chứng công việc (PoW), để giải quyết các vấn đề cố hữu về thời gian tính toán và sự tiêu tốn năng lượng khi sử dụng PoW. 

PoS tìm cách giải quyết vấn đề bằng cách qui sức mạnh khai thác về tỉ lệ tiền mà một thợ đào bỏ ra để tham gia vào các nút. Bằng cách này, thay vì sử dụng năng lượng để giải bài toán của PoW, thợ đào PoS bị giới hạn việc khai thác bằng một tỉ lệ giao dịch phản ánh số cổ phần mà thợ đào sở hữu. Chẳng hạn, một người khai thác sở hữu 3% Bitcoin thì về lí thuyết, anh ta chỉ có thể khai thác 3% số khối đó mà thôi.

Việc tấn công vào hệ thống

Đối với PoW, sẽ rất khó để thực hiện tấn công vào hệ thống, ví dụ như tấn công 51%, nó sẽ đòi hỏi chi phí về năng lượng tính toán cực lớn mà nhiều khi chi phí để tấn công còn tốn hơn nhiều lần món lợi đem lại.

Với PoS, việc tấn công vào hệ thống cũng không hề dễ dàng. Để thực hiện tấn công 51%, kẻ tấn công cần phải có hơn 50% tổng số tiền của hệ thống, điều này càng khó có thể xảy ra khi tổng giá trị thị trường của ETH hiện nay đã lên tới gần 60 tỉ USD. Bên cạnh đó, nếu tấn công thất bại, kẻ tấn công sẽ bị phạt hết toàn bộ tiền đặt cọc.

Nxt (NXT) là một ví dụ về một loại tiền điện tử sử dụng phương thức PoS. Một số đồng tiền như Peercoin (PPC) sử dụng một hệ thống hỗn hợp trong đó cả hai phương pháp được kết hợp. Năm 2017, Ethereum (ETH) đã bắt đầu quá trình chuyển đổi hoàn toàn từ PoW sang hệ thống PoS.

Ưu điểm và hạn chế của PoS

Ưu điểm của PoS:

+ Xử lí giao dịch nhanh chóng.

+ PoS không gây hại đến môi trường.

+ Không dễ bị chính quyền tấn công: không cần lượng điện năng khổng lồ.

+ Có thể được thực hiện trên các thiết bị nhỏ hơn và yếu hơn bởi vì không cần tải xuống toàn bộ chuỗi khối, và do không cần nhiều năng lực tính toán nên có thể dễ dàng được chấp nhận đại trà. 

Hạn chế của PoS:

+ Không có yếu tố bên ngoài. Vì cổ phần là một phần của bản thân hệ thống nên toàn bộ "trò chơi" mang tính nội bộ. Nghĩa là ai đó có đủ tiền để đầu tư độc quyền nhằm phá hủy hệ thống này có thể làm vậy bằng cách đầu tư chỉ bằng tiền; trái ngược với Bitcoin, nơi họ cần đầu tư cả tiền, cả thời gian, chuyên môn, phần cứng, điện năng và nhiều thứ hơn nữa - tức là tất cả các yếu tố bên ngoài.

+ Người giàu thì càng giàu. Những người đã sở hữu Ether lâu nhất (tuổi của đồng Ether trong một tài khoản cũng đóng vai trò ngang hàng với số lượng) cũng có cơ hội lớn nhất để trở thành tham gia. Nghĩa là cơ hội kiếm thêm Ether trên số tài sản hiện tại của họ cũng tăng lên.

Nó khác với hệ thống “người giàu thì càng giàu” của Bitcoin bởi vì ở đó người giàu phải tiếp tục đầu tư vào phần cứng và kiến thức để duy trì tính cạnh tranh. Họ cũng chịu tổn hại nhiều hơn nếu phá hoại mạng lưới.

(Tài liệu tham khảo: bitcoinvietnamnews, tapchibitcoin, investopedia)

Tường Vy

Cập nhật kết quả quý I ngân hàng: Techcombank tạm dẫn đầu, LPBank báo lãi tăng mạnh nhất
Nhiều ngân hàng đã công bố kết quả kinh doanh quý I với lợi nhuận phân hoá rõ nét, bảng xếp hạng lợi nhuận lại tiếp tục có xáo trộn với sự vươn lên trước của Techcombank.