|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Bán phá giá (Dumping) là gì? Ưu nhược điểm của bán phá giá

10:50 | 10/10/2019
Chia sẻ
Bán phá giá (tiếng Anh: Dumping) trong thương mại quốc tế là hiện tượng một loại hàng hóa được xuất khẩu sang nước khác với giá thấp hơn giá bán của mặt hàng đó tại thị trường nội địa của nước xuất khẩu.
dump

Bán phá giá

Khái niệm

Bán phá giá trong tiếng Anh là Dumping.

Bán phá giá là một thuật ngữ được sử dụng trong thương mại quốc tế. Bán phá giá xảy ra khi một quốc gia hoặc công ty xuất khẩu một sản phẩm ra nước ngoài với mức giá thấp hơn giá ở thị trường nội địa của nhà xuất khẩu. 

Do việc bán phá giá thường đi kèm với khối lượng xuất khẩu sản phẩm đáng kể, hành vi này thường gây nguy hiểm đến tình hình tài chính của các nhà sản xuất tại quốc gia nhập khẩu.

Bán phá giá được coi là một hình thức phân biệt giá cả, xảy ra khi một nhà sản xuất hạ giá một mặt hàng khi bán ở thị trường nước ngoài ở mức thấp hơn giá tại nước xuất xứ. Việc vi bán phá giá được coi là có chủ ý với mục tiêu đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường nhập khẩu.

Ưu nhược điểm của bán phá giá

Ưu điểm chính của bán phá giá là tăng khả năng thâm nhập vào một thị trường bằng giá sản phẩm thấp đến mức thường được coi là không công bằng, do nước xuất khẩu hàng hóa có thể cung cấp cho nhà sản xuất trong nước một khoản trợ cấp để bù lại với những tổn thất phát sinh khi bán sản phẩm với giá thấp hơn giá thành.

Một trong những hạn chế lớn nhất của việc bán phá giá là việc trợ cấp có thể trở nên quá tốn kém trong dài hạn, khiến do việc duy trì là không bền vững. 

Ngoài ra, các đối tác thương mại muốn hạn chế hoạt động này có thể tăng hạn chế lên hàng hóa nhập khẩu, ví dụ như tăng chi phí xuất khẩu cho mặt hàng bán phá giá hoặc giới hạn số lượng hàng hóa quốc gia sẽ nhập khẩu.

Thái độ quốc tế về bán phá giá

Hầu hết các quốc gia không ủng hộ việc bán phá giá. Bán phá giá là hợp pháp theo qui định của WTO trừ khi nước nhập khẩu có thể cho thấy những tác động tiêu cực mà công ty xuất khẩu đã gây ra cho các nhà sản xuất trong nước một cách đáng tin cậy.

Để chống bán phá giá và bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước của họ khỏi bán phá giá hủy diệt, hầu hết các quốc gia sử dụng thuế quan và hạn ngạch. Bán phá giá cũng bị cấm khi nó gây ra "sự chậm phát triển vật chất" trong việc thành lập một ngành công nghiệp tại thị trường nội địa.

Phần lớn các hiệp định thương mại cũng bao gồm các hạn chế về bán phá giá. Tuy nhiên việc chứng minh sự vi phạm các thỏa thuận có thể khá khó khăn và không đủ chi phí để thực thi đầy đủ. Nếu hai quốc gia không có thỏa thuận thương mại, thì sẽ không có lệnh cấm cụ thể đối với việc bán phá giá giữa họ.

(Theo investopedia)

Hằng Hà