|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Bán có ràng buộc (Tied Selling) là gì? Đặc điểm

16:00 | 18/04/2020
Chia sẻ
Bán có ràng buộc (tiếng Anh: Tied Selling) là một sự sắp xếp bất hợp pháp trong đó, để mua một sản phẩm, người tiêu dùng phải mua một sản phẩm khác thị trường.
Bán hàng trói buộc (Tied Selling) là gì? Đặc điểm - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Michalsons)

Bán có ràng buộc

Khái niệm

Bán có ràng buộc trong tiếng Anh là Tied Selling.  

Bán có ràng buộc là một sự sắp xếp bất hợp pháp trong đó, để mua một sản phẩm, người tiêu dùng phải mua một sản phẩm khác thị trường.

Bán có ràng buộc thuộc phạm vi của cạnh tranh bất hợp pháp. Sự khác biệt giữa bán có ràng buộc mang tính bất hợp pháp và bán hàng gộp (bundling) mang tính hợp pháp cần được các doanh nghiệp hiểu để áp dụng.

Bán có ràng buộc cũng được gọi là sản phẩm ràng buộc (Product tying).

Đặc điểm của Bán có ràng buộc

Bán có ràng buộc hầu hết là bất hợp pháp khi các sản phẩm được bán kèm với nhau không có mối liên quan, mặc dù vẫn có trường hợp ngoại lệ.

Lí do dựa trên thực tế rằng người tiêu dùng bị tổn hại khi bị bắt buộc mua những hàng hóa không cần thiết, chỉ để có được quyền mua hàng hóa mà họ đang mong muốn.

Các công ty có thể thực hiện việc bán có ràng buộc được là bởi vì họ có sức mạnh của thị phần, nhu cầu cao hoặc tính chất quan trọng của sản phẩm có thể vượt xa yếu tố cạnh tranh thị trường.

Trong trường hợp như vậy, việc bán có ràng buộc có thể tạo điều kiện cho các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn được sản xuất và thị phần của chúng tăng lên.

Bán có ràng buộc có thể được chia thành 02 dạng khác nhau: bán có ràng buộc ngang và bán có ràng buộc dọc:

- Bán có ràng buộc dọc: liên quan đến việc yêu cầu khách hàng mua thêm một sản phẩm hoặc dịch vụ không liên quan song song với một sản phẩm hoặc dịch vụ khách hàng mong muốn.

- Bán có ràng buộc ngang: liên quan đến yêu cầu khách hàng phải mua thêm một sản phẩm hoặc dịch vụ liên quan và từ cùng một công ty.

Ví dụ bán có ràng buộc

Lấy ví dụ về một nhà sản xuất ô tô gộp các lốp xe bán cùng với ô tô được sản xuất và một nhà sản xuất ô tô thứ hai đã bán hàng ràng buộc rằng khách hàng mua xe phải mua kèm với một hộp dụng cụ sửa chữa có thương hiệu cụ thể.

Các nhà sản xuất dụng cụ sửa chữa chỉ ra rằng thị trường dụng cụ sửa chữa đã tồn tại một cách riêng biệt. Do đó nhà sản xuất ô tô có thể thực hiện bán có ràng buộc với khách hàng mua xe.

Trong khi đó, nhà sản xuất lốp xe không thể đưa ra lập luận này là vì lốp xe, bất kể thương hiệu nào đều cần thiết để tiếp thị cho một chiếc xe, và nếu không có xe hơi thì không có thị trường cho lốp xe.

(Theo Investopedia)

Minh Hằng