|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Bán hàng nội bộ (Internal selling) là gì? Phân loại các kiểu bán hàng nội bộ

15:14 | 15/01/2020
Chia sẻ
Bán hàng nội bộ (tiếng Anh: Internal selling) là phương pháp sử dụng nhân viên hoặc một nhóm nhân viên bán hàng tập trung hoàn toàn vào các sản phẩm của công ty.
Bán hàng nội bộ (Internal selling) là gì? Phân loại các kiểu bán hàng nội bộ - Ảnh 1.

Hình minh họa

Bán hàng nội bộ (Internal selling)

Khái niệm

Bán hàng nội bộ trong tiếng Anh là Internal selling.

Bán hàng nội bộ là phương pháp sử dụng nhân viên hoặc một nhóm nhân viên bán hàng tập trung hoàn toàn vào các sản phẩm của công ty.

Bằng việc sử dụng chức năng bán hàng trong doanh nghiệp, một công ty có quyền kiểm soát phương pháp nào được sử dụng, các ưu đãi nào được áp dụng và cách thức bán hàng được dùng trong công ty. Mục tiêu là tăng doanh số ở mức mà công ty có thể quản lí, đồng thời mang tới sự hài lòng cho khách hàng và khuyến khích họ quay lại mua hàng một lần nữa.

Ví dụ: Một người quản lí bộ phận bán hàng của một công ty thiết kế nhà ở, người đó lựa chọn thuê một công ty bán hàng bên ngoài với người đại diện sẽ giới thiệu sản phẩm của công ty cùng lúc với các thương hiệu khác hoặc công ty có thể thuê nhân viên bán hàng nội bộ chỉ bán cho công ty của mình.

Lợi ích của công ty bán hàng là tính chuyên môn cao và cách tiếp cận rộng rãi của các đại diện bán hàng. Mặt khác, người quản lí bộ phận bán hàng có thể kiểm soát nhiều hơn những gì mình đang có cũng như giá cả, dịch vụ và mối quan hệ khách hàng nếu công ty có những người bán hàng chuyên nghiệp.

Phân loại các kiểu bán hàng nội bộ

Solo Sales Force (tạm dịch: lực lượng bán hàng đơn lẻ): thường được áp dụng trong các doanh nghiệp khởi nghiệp nhỏ, tại đó chủ sở hữu của doanh nghiệp thường đảm nhận nhiều công việc. Trong vai trò này, họ giới thiệu sản phẩm của mình tới khách hàng, quản lí qui trình bán hàng và trả lời các câu hỏi liên quan đến bán hàng.

Giả sử bạn điều hành một công ty đầu tư nhỏ và đang cố gắng tìm kiếm khách hàng mới. Bạn rất giỏi trong việc kết nối và muốn đảm nhận vai trò bán hàng để đảm bảo tìm đúng loại khách hàng và các mối quan hệ phù hợp. Bởi vì công ty mới thành lập và bạn đang cố gắng phát triển kinh doanh, nên bạn cần giao tiếp với khách hàng tiềm năng, giới thiệu và xử lí tất cả các hoạt động bán hàng.

Direct Sales Force (tạm dịch: lực lượng bán hàng trực tiếp): Khi công ty thuê một lực lượng bán hàng trực tiếp thì những người này sẽ làm việc dựa trên tiền lương, hoa hồng bán hàng hoặc được nhận cả hai. Nhiệm vụ chính của họ là tạo ra các kế hoạch bán hàng, thu hút khách hàng mới và quản lí các mối quan hệ với khách hàng. Có một lực lượng bán hàng trực tiếp, công ty sẽ kiểm soát quá trình bán hàng hơn và có một nhóm tập trung vào việc bán hàng toàn thời gian.

Giả sử bạn đang quản lí một chuỗi cửa hàng hoa, bạn bán hoa cho các doanh nghiệp địa phương, chẳng hạn như tiệm, nhà hàng và các doanh nghiệp có nhu cầu trang trí hoa. Bạn muốn phát triển kinh doanh công ty này và mở rộng sang các doanh nghiệp khác đang cần hoa. Nếu có 3 hoặc 4 nhân viên bán hàng toàn thời gian tiếp cận các doanh nghiệp, chuỗi cửa hàng của bạn có thể phát triển đáng kể. Mặc dù quyết định này sẽ tạo thêm chi phí, tuy nhiên doanh thu sẽ lớn hơn đáng kể trong tương lai.

(Tài liệu tham khảo: study.com)

Tường Vy