Phân tích theo chiều dọc (Vertical Analysis) là gì?
Phân tích theo chiều dọc
Khái niệm
Phân tích theo chiều dọc trong tiếng Anh là Vertical Analysis.
Phân tích theo chiều dọc là một phương pháp phân tích báo cáo tài chính, trong đó mỗi chỉ tiêu được biểu thị dưới dạng phần trăm theo một số liệu cơ sở trong bản báo cáo.
Ví dụ, chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể được biểu thị bằng tỉ lệ phần trăm của tổng doanh thu, trong khi chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán có thể được biểu thị bằng tỉ lệ phần trăm của tổng tài sản hoặc nợ. Phân tích theo chiều dọc của báo cáo lưu chuyển tiền tệ biểu thị mỗi dòng tiền vào hoặc dòng tiền ra ra theo tỉ lệ phần trăm của tổng dòng tiền vào.
Phân tích theo chiều dọc giúp việc so sánh báo cáo tài chính của các công ty và các ngành trở nên dễ dàng hơn nhiều. Ngoài ra việc so sánh các giai đoạn trước để phân tích chuỗi thời gian cũng trở nên dễ dàng hơn, các số liệu hàng quí và hàng năm được so sánh trong một số năm, để thấy được liệu các số liệu hiệu suất đang được cải thiện hay xấu đi.
Ví dụ: bằng cách biểu thị các chỉ tiêu về chi phí khác nhau trong báo cáo thu nhập dưới dạng phần trăm doanh thu, người ta có thể thấy chúng đóng góp vào tỉ suất lợi nhuận như thế nào và liệu lợi nhuận có đang được cải thiện hay không. Do đó, việc so sánh lợi nhuận của một công ty với các công ty cùng ngành trở nên dễ dàng hơn.
Ví dụ về phân tích theo chiều dọc
Ví dụ: Công ty XYZ có tổng doanh thu 5 triệu USD, giá vốn hàng bán 1 triệu USD, chi phí quản lí doanh nghiệp là 2 triệu USD và thuế suất 25%.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty X khi sử dụng phân tích dọc:
So sánh phân tích theo chiều dọc và phân tích theo chiều ngang
Một hình thức phân tích báo cáo tài chính khác được sử dụng trong phân tích chỉ số tài chính là phân tích theo chiều ngang.
Phân tích theo chiều ngang được sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính để so sánh dữ liệu lịch sử, ví dụ như tỉ lệ hoặc chỉ tiêu tài chính qua một vài kì kế toán. Phân tích theo chiều ngang có thể được sử dụng dưới dạng so sánh tuyệt đối hoặc so sánh tỉ lệ phần trăm.
Ví dụ: lượng tiền mặt được báo cáo trên bảng cân đối kế toán vào ngày 31 tháng 12 năm 2018, 2017, 2016, 2015 và 2014 sẽ được biểu thị bằng tỉ lệ phần trăm của lượng tiền mặt ngày 31 tháng 12 năm 2014. Thay vì số tiền, số liệu được biểu thị có thể lần lượt là 141, 135, 126, 118 và 100 (%). Điều này cho thấy lượng tiền mặt vào cuối năm 2018 bằng 141% số tiền vào cuối năm 2014.
Bằng cách phân tích tương tự cho từng khoản mục trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, người phân tích báo cáo tài chính có thể thấy từng khoản mục đã thay đổi như thế nào trong mối quan hệ với các khoản mục khác.
(Theo investopedia)