|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Xung đột (Conflict) là gì? Các bước giải quyết xung đột

18:50 | 18/09/2019
Chia sẻ
Xung đột (tiếng Anh: Conflict) là quá trình trong đó một bên nhận ra rằng quyền lợi của mình hoặc đối lập hoặc bị ảnh hưởng tiêu cực bởi một bên khác.
conflict-management-best-practices

Hình minh họa. Nguồn: Pryor

Xung đột (Conflict)

Định nghĩa

Xung đột trong tiếng Anh là ConflictXung đột là quá trình trong đó một bên nhận ra rằng quyền lợi của mình hoặc đối lập hoặc bị ảnh hưởng tiêu cực bởi một bên khác.

Quản trị xung đột là việc nhà quản trị xác định, theo dõi và đưa ra những can thiệp cần thiết để làm giảm bớt các xung đột hay tạo ra nó trong và ngoài tổ chức nhằm phục vụ cho lợi ích của tổ chức.

Phân loại xung đột

* Theo tính chất lợi hại 

- Xung đột chức năng: Là sự đối đầu giữa các phía mà sự đối đầu này ảnh hưởng tích cực đến việc thực hiện nhiệm vụ. 

Nó xuất phát từ những bất đồng về năng lực. Khi có quá ít xung đột và mâu thuẫn cũng là bất lợi, vì người ta trở nên tự mãn. Khi đó sẽ có rất ít hoặc chẳng có chút sáng tạo nào.

Nhà quản trị cần phải biết phân biệt các xung đột và mâu thuẫn giữa các cá nhân, giữa các nhóm, giữa các tổ chức và ở chính cá nhân.

 - Xung đột phi chức năng: Là sự đối đầu giữa các phía mà kết cục là sẽ cản trở việc hoàn thành mục tiêu trong công việc. 

Xung đột này có thể về tình cảm và liên quan đến việc không hợp nhau nhưng mang tính tàn phá. Ðây là bản chất dẫn tới nhiều khả năng thất bại khi giải quyết các xung đột này.

* Theo tính bộ phận 

- Xung đột giữa các bộ phận. 

- Xung đột giữa các nhà quản trị và nhân viên 

- Xung đột giữa các nhân viên. 

- Xung đột nhóm: nguyên nhân thông thường nhất là xung đột giữa các nhóm trong tổ chức do nguồn lực khan hiếm, cần phải có thêm nguồn lực và nhu cầu này mở ra xung đột.

Các bước giải quyết xung đột 

- Lắng nghe: Nhà quản trị tạo cơ hội cho các bên làm dịu cảm xúc để cùng lắng nghe nhau, thậm chí có thể sử dụng quyền lực để chấm dứt sự xung đột không còn kiểm soát và nhà quản trị cũng qua đó có sự thấu đáo, khách quan khi giải quyết vấn đề. 

- Ra quyết định đình chiến: Do thông thường các xung đột khó có thể giải quyết được ngay và thời gian tìm ra bản chất của vấn đề là rất lâu. 

- Tìm gặp các bên liên quan tìm hiểu thông tin nhằm trả lơi các câu hỏi sau: 

+ Quan điểm của hai bên là gì?

+ Tại sao họ lại có quan điểm như vậy?

+ Lợi ích của họ trong "vụ xung đột"?

+ Họ đánh giá về đối phương như thế nào?...

- Đưa ra các phương pháp giải quyết xung đột: thắng – thua, thua – thua, thắng – thắng.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Quản trị học, Trường Đại học Kinh tế tài chính)

Minh Lan

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.